Mục lục
Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi khá đơn giản và dễ thực hiện. Thế nhưng, muốn đạt hiệu quả cao nhất thì các động tác thực hiện phải đúng kỹ thuật.
Để biết những kỹ thuật cần phải có khi massage bụng cho bé cùng những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện thì bố mẹ hãy theo dõi bài viết này nhé.
1. Hướng dẫn cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi
1.1. Chuẩn bị
Người thực hiện massage:
- Trước khi massage cho trẻ, bố mẹ chú ý rửa tay thật sạch để tránh làm lây nhiễm vi khuẩn lên làn da của bé.
- Ngoài ra, khi tiến hành massage bố mẹ cũng cần tháo hết đồ trang sức trên tay vì chúng có thể khiến làn da của con bị trầy xước.
Kiểm tra nhiệt độ phòng: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp khiến bé cảm thấy khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo nhiệt độ trong căn phòng luôn thích hợp.
- Vào mùa đông, căn phòng phải đủ ấm áp. Bố mẹ có thể giữ ấm cho căn phòng bằng cách đóng kín cửa, bật quạt sưởi hoặc điều hòa 2 chiều.
- Vào mùa hè, căn phòng phải được mát mẻ và thoáng khí.
1.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Tư thế chuẩn bị của trẻ
- Bố mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng được lót bởi chăn mềm sạch sẽ.
- Lấy tay vuốt nhẹ từ phần dưới xương sườn xuống chân để em bé quen dần với nhịp độ này.
Bước 2: Tăng lực bàn tay
Tiếp tục thực hiện động tác trên nhưng tăng lực của bàn tay nhiều hơn trong giới hạn chịu đựng của bé.
Bước 3: Massage hướng ra phía ngoài
- Đặt ngón tay cái ở hai bên rốn của bé. Sau đó massage từ từ theo hướng đẩy ra ngoài.
- Động tác này bố mẹ nên thực hiện chậm và nhẹ nhàng đồng thời không quên quan sát phản ứng của con.
Bước 4: Massage theo hình tròn
- Bố mẹ hãy đặt tay ở phần bụng của bé. Tiếp theo, trượt tay từ từ theo chiều kim đồng hồ để tạo thành hình tròn.
- Bố mẹ thực hiện động tác này liên tục và nhiều lần.
Bước 5: Massage theo hình chữ cái
- Đầu tiên, bố mẹ hãy đặt bàn tay lên bên phải rốn của trẻ rồi dùng tay vuốt dọc xuống dưới bụng tạo thành chữ I.
- Tiếp theo, để tay của mình lên rốn của bé và vuốt bụng con từ trái sang phải rồi kéo xuống bụng dưới tạo thành chữ L.
- Để tay lên bên trái rốn rồi vuốt nhẹ xuống bụng dưới. Cuối cùng kéo sang bên phải và kéo ngược lên trên thành hình chữ U.
Bước 6: Massage tốt cho hệ tiêu hoá
Bố mẹ hãy massage bụng trẻ theo hướng hình mũi tên. Khi thực hiện bố mẹ hãy ấn ngón tay của mình vào bụng trẻ. Điều này giúp cho hệ tiêu hoá của con được vận động trơn tru hơn.
2. Những lưu ý khi massage chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
2.1. Đúng thời điểm

Thời điểm tốt nhất để tiến hành massage bụng giảm đầy hơi cho trẻ sơ sinh là ngay sau khi con mới thức dậy vào buổi sáng, trước khi đi ngủ hoặc trước khi tắm vào buổi tối.
Không massage khi bé vừa mới ăn no xong. Bố mẹ cần đợi ít nhất 45 phút đến 1 giờ sau khi bé ăn thì mới được thực hiện các động tác massage.
Nếu bé đang có vết thương hở trên da ở vùng bụng thì bố mẹ cũng không nên massage để tránh tình trạng con bị đau hoặc nhiễm trùng.
2.2. Có thể sử dụng dầu khi massage
Mẹ có thể dùng dầu khi massage bụng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm và dễ kích ứng nên mẹ đừng dùng quá nhiều.
Để bảo đảm an toàn và phù hợp với làn da của trẻ, bố mẹ nên chọn các loại dầu massage dịu nhẹ như: Dầu oliu, dầu dừa, dầu mè….
2.3. Cách massage
Bố mẹ không nên dùng toàn bộ lực của lòng bàn tay mà chỉ nên sử dụng phần thịt mềm ở ngón tay để massage cho trẻ.
Mỗi động tác massage đều phải thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi để không làm đau con.
2.4. Dừng massage khi thấy trẻ có phản ứng
Bố mẹ nên dừng việc massage nếu thấy bé có những biểu hiện sau:
- Nhíu mày, nhăn nhó.
- Tiểu tiện.
- Quay người đi.
- Đột ngột xòe bàn tay.
- Giật mình.

3. Biện pháp giảm chứng đầy hơi ở trẻ
Ngoài phương pháp massage, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau để giảm thiểu tình trạng chướng hơi, đầy bụng cho trẻ sơ sinh:
Thay đổi tư thế khi cho bé ăn:
- Khi cho bé ăn, bố mẹ phải đảm bảo chắc chắn rằng bé đang ngậm đúng núm vú để không nuốt phải khí thừa.
- Luôn để trẻ ăn ở tư thế nghiêng nhằm hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của con.
Không để trẻ ăn quá nhiều:
- Để tránh tình trạng sữa trong dạ dày trẻ không kịp tiêu hóa, mỗi cữ bú mẹ chỉ để bé ăn một lượng vừa đủ.
- Nên chia nhỏ cữ bú của trẻ thành 8-12 lần trong ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ là 2 tiếng nếu bú sữa mẹ và 3 tiếng nếu bú sữa công thức.
Cho bé ợ hơi:
- Ợ hơi được công nhận là một phương pháp rất hữu hiệu giúp bé giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
- Sau khi cho bé ăn xong, bố mẹ không nên đặt bé nằm xuống luôn mà hãy dùng tay vỗ nhẹ nhàng lên lưng con khoảng 2 phút.

Chườm nóng bụng cho trẻ: Hơi nóng và sức nặng của khăn ấm có tác dụng đẩy hơi thừa trong bụng bé ra ngoài. Để chườm nóng cho bé, mẹ thực hiện theo cách sau:
- Bước 1: Lấy 2 chiếc khăn rồi làm ấm chúng bằng việc nhúng nước nóng. Vắt khô khăn đến khi thấy độ nóng của khăn phù hợp với làn da của bé.
- Bước 2: Đặt 1 chiếc khăn đã gấp gọn quấn lên bụng bé, chiếc khăn còn lại quấn quanh để cố định bụng của con.
Giúp trẻ xì hơi: Để thực hiện, mẹ đặt bé nằm ngửa sau đó nắm chặt phần chân gần đầu gối rồi đẩy một chân lên phía ngực còn chân kia đẩy xuống dưới.
Cho bé uống men vi sinh:
- Men vi sinh với thành phần chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng đường ruột, giảm chứng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.
- Tuy nhiên, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh cho bé để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng thực phẩm chức năng Cinamom: Cinamom là dòng thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ làm giảm đầy hơi táo bón ở trẻ sơ sinh. Sản phẩm này có thành phần 100% là thiên nhiên nên bố mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng.
Massage bụng giúp thúc đẩy nhu động ruột và làm giảm chứng đầy hơi, khó tiêu cho bé. Chúc bố mẹ áp dụng thành công cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi mà chúng tôi đã chia sẻ.