Mục lục
Cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh nếu được áp dụng đúng và kịp thời thì vấn đề mà trẻ đang gặp phải sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Để hiểu rõ hơn về những cách trị nôn trớ này cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cùng tham khảo bài viết của chúng tôi nhé.
1. Tìm hiểu và phân tích về các cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh
1.1. Điều chỉnh lượng sữa
Cách giảm trớ sữa ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất là điều chỉnh lượng sữa hàng ngày của bé theo độ tuổi.
Mẹ có thể tham khảo công thức tính lượng sữa cho trẻ theo hướng dẫn cụ thể sau:
- Lượng sữa cho bé 1 ngày tuổi là 5 – 7ml.
- Lượng sữa cho bé 2 ngày tuổi là 14ml.
- Lượng sữa cho bé 3 ngày tuổi là 22 – 27ml.
- Lượng sữa cho bé 4 – 6 ngày tuổi là 30ml.
- Lượng sữa cho bé 7 ngày tuổi là 35ml.
- Lượng sữa cho bé ngày thứ 7 – 1 tháng tuổi là 35 – 60ml.
- Lượng sữa cho bé tháng thứ 2 là 60 – 90ml.
- Lượng sữa cho bé tháng thứ 3 là 60 – 120ml.
- Lượng sữa cho bé tháng thứ 4 là 90 – 120ml.
- Lượng sữa cho bé tháng thứ 5 là 90 – 120ml.
- Lượng sữa cho bé tháng thứ 6 là 120 – 180ml.

1.2. Thay đổi cách chăm sóc
Thay đổi thói quen chăm sóc là biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi ăn. Bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp chăm sóc dưới đây để giúp bé bớt nôn trớ nhé:
- Tư thế bú: Để giúp thức ăn trong miệng trẻ dễ dàng chảy xuống dạ dày, bố mẹ nên bế trẻ khi cho ăn. Trong lúc trẻ ăn, hãy nhớ rằng luôn để phần đầu của con cao hơn phần bụng.
- Để trẻ bú chậm rãi: Trẻ ăn bú nhanh sẽ có nguy cơ nuốt phải nhiều hơi và sặc sữa. Vì thế, bố mẹ nên kiểm soát tốc độ bú của trẻ.
- Ợ hơi: Sau khi trẻ ăn xong, hãy vỗ nhẹ tay vào lưng của trẻ để giúp con ợ hết khí dư thừa trong bụng.
- Nới rộng quần áo của trẻ khi ăn xong: Khi trẻ ăn xong xong, bố mẹ nên nới rộng quần áo của trẻ ra để con không bị căng, tức vùng bụng.
- Tư thế ngủ: Các chuyên gia khuyên nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ để hạn chế việc bị trớ sữa ra ngoài.
1.3. Dùng gối chống nôn trớ
Công dụng:
- Hỗ trợ chống trào ngược cho bé lúc ăn sữa.
- Giúp bé không bị nôn trớ sau khi ăn.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trào ngược dạ dày.
- Hỗ trợ bé trong giai đoạn tập ngồi.
Ưu điểm:
- Gối chống nôn trớ được xem là sản phẩm giúp mẹ đỡ mỏi tay và đau lưng khi cho con bú.
- Gối chống trớ được thiết kế gọn nhẹ nên mẹ có thể mang ra ngoài.
- Gối cố định vị trí ngồi của trẻ nên mẹ bớt khó khăn hơn khi cho con ăn.
Hạn chế:
- Một số loại gối có thiết kế dễ khiến bé bị trượt hoặc nghiêng người sang 2 bên.
- Nếu nằm quá lâu, cột sống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
1.4. Dùng thuốc trị nôn trớ
Đối tượng sử dụng: Thuốc được chỉ định dùng cho các trường hợp trẻ bị ọc sữa do mắc các bệnh lý về đường ruột.
Hạn chế: Dùng thuốc là một cách có thể chữa trị nhanh chóng chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, biện pháp này lại gây ra nhiều tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,…
1.5. Dùng thực phẩm chức năng Cinamom Gold

Ưu điểm:
- Các thành phần có trong thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ giảm nôn trớ, chướng hơi, đầy bụng cho bé rất hiệu quả.
- Ngoài công dụng chính, thực phẩm chức năng này còn có các công dụng khác như: Tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vitamin cho trẻ,…
- Hương vị dễ uống, phù hợp với trẻ sơ sinh.
- Cách dùng linh hoạt. Mẹ có thể pha với sữa, nước lọc, nước hoa quả mà không sợ công dụng bị thay đổi.
Hạn chế:
- Công dụng của thực phẩm chức năng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ.
- Giá thành sản phẩm khá cao, trung bình khoảng 450.000 VNĐ/ liệu trình nên không phải bố mẹ nào cũng có thể sử dụng cho bé.
2. Một số câu hỏi thường gặp về nôn trớ ở trẻ sơ sinh
2.1. Khi nào trẻ sơ sinh hết nôn trớ?

Trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ là thắc mắc chung của rất nhiều bố mẹ. Theo chuyên gia, hiện tượng này sẽ giảm dần ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Đến 1 tuổi dạ dày trẻ hoàn thiện thì triệu chứng nôn trớ sẽ chấm dứt hẳn.
2.2. Khi nào phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Bố mẹ quan sát và thấy trẻ có những biểu hiện sau đây thì nên đưa trẻ đi đến gặp bác sĩ.
- Trẻ trớ ra cả sữa cũ, sữa mới và có dấu hiệu đuối sức.
- Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy và bị mất nước.
- Trẻ sốt cao, co giật.
- Trẻ không tăng cân, suy dinh dưỡng.
- Trẻ trớ ra sữa có màu lạ là xanh hoặc vàng.
3. Lời khuyên cho bố mẹ có con hay bị nôn trớ

3.1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Do vậy, hiện tượng này không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
3.2. Bình tĩnh
Bố mẹ không nên quá lo lắng lắng với vấn đề mà bé đang gặp phải. Khi thấy con bị nôn trớ, hãy bình tĩnh để xác định rõ các vấn đề như: Con bị nôn trớ do đâu, con có xuất hiện biểu hiện bất thường nào khác không.
3.3. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc
Việc tự ý cho bé dùng thuốc để điều trị bất kỳ bệnh nào cũng là rất nguy hiểm. Trước khi có ý định dùng thuốc để trị nôn trớ cho trẻ, bố mẹ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác về liều lượng và cách dùng.
Hầu hết các bé sơ sinh đều gặp phải hiện tượng nôn trớ. Để khắc phục vấn đề này, bố mẹ hãy áp dụng ngay những cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh bên trên nhé.