6 Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh không thể bỏ lỡ

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất là thay đổi các thói quen chăm sóc con hàng ngày.

Để hiểu rõ hơn về các cách trị ọc sữa cũng như những lưu ý cụ thể trong quá trình thực hiện thì bạn hãy theo dõi hết bài viết này nhé.

1. Cách trị ọc sữa hiệu quả ở trẻ sơ sinh

1.1. Những điều bố mẹ nên làm

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản và dễ áp dụng
Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản và dễ áp dụng

Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện nếu bố mẹ áp dụng 6 cách cụ thể dưới đây:

Chia nhỏ cữ bú: Cách chống ọc sữa cho trẻ sơ sinh đầu tiên mà bạn cần phải ghi nhớ đó là chia nhỏ khẩu phần ăn của bé. Với trẻ sơ sinh, bạn hãy để trẻ bú từ 8-12 cữ một ngày và mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3 giờ đồng hồ.

Kiểm soát tốc độ ăn: Cách làm tiếp theo để cho bé hết ọc sữa đó là không để bé ăn quá nhanh. Bố mẹ nên cho con ăn từ từ để tránh nuốt phải nhiều hơi gây đầy bụng.

Nới lỏng quần áo của con sau khi ăn: Khi mới ăn bụng của trẻ sẽ bị căng và to ra. Vì vậy, khi trẻ ăn xong, bố mẹ hãy nhẹ nhàng giúp con nới rộng quần áo để con cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Giữ bé thẳng đứng sau bú: Điều rất quan trọng bạn không được quên là khi trẻ mới ăn xong hãy giữ con ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. Hành động này sẽ giúp sữa chảy hết xuống dạ dày, tránh bị trào ngược lên trên.

Để bé nằm ngửa khi ngủ: Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Tư thế này sẽ giúp trẻ bớt bị ọc sữa và nôn trớ hơn so với nằm nghiêng hoặc nằm sấp.

Dành thời gian cho bé ợ hơi: Thường xuyên giúp bé ợ hơi trong và sau mỗi lần bú có thể ngăn không khí tích tụ trong dạ dày của bé. Đây là cách chữa trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà bố mẹ không thể bỏ qua.

1.2. Những điều bố mẹ không nên làm

Không đặt bé nằm ngay sau khi ăn: Bé vừa ăn no xong lại nằm luôn làm sữa ở dạ dày dễ trào ra ngoài hơn rất nhiều. Không đặt con nằm ngay khi vừa ăn là điều bố mẹ cần phải ghi nhớ và thực hiện nếu không muốn con mình thường xuyên bị ọc sữa.

Không thay đổi chế độ ăn của mẹ khi đang cho bú: Việc mẹ đột ngột thay đổi chế độ ăn của mình khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi và dẫn đến tình trạng nôn trớ và ọc sữa.

Không nên để bé ăn quá no: Trẻ ăn no kết hợp với việc bố mẹ để con bú sai tư thế sẽ dẫn đến nguy cơ bị ọc sữa. Vì thế, bố mẹ nhớ là không được để trẻ ăn quá nhiều một lúc.

Không sử dụng mẹo trị ọc sữa cho trẻ khi không hiểu rõ: Nhiều mẹo dân gian được truyền tai là có khả năng cải thiện vấn đề ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải mẹo nào cũng an toàn và phù hợp với trẻ. Trước khi có ý định áp dụng bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ nhé.

2. Trường hợp cần khám bác sĩ

Không phải lúc nào ọc sữa nào ở bé cũng là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nhiều trường hợp có thể là do bệnh lý gây ra.

Khi thấy bé nhà mình có các biểu hiện cụ thể sau thì bố mẹ cần sớm cho con đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trẻ không tăng cân mặc dù vẫn ăn bú mẹ đều.
  • Trẻ ọc ra với một lượng sữa rất lớn ngay cả khi con không được ăn bú.
  • Bố mẹ nhìn thấy bé ọc ra chất lỏng có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
  • Trẻ bị ọc ra máu hoặc chất giống như bã cà phê.
  • Trẻ không hứng thú với việc bú sữa.
  • Phân của trẻ lẫn cả máu tươi.
  • Bé khó thở sau khi ọc sữa lên mũi hoặc kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như: Người tím tái, sốt,…
  • Bé quấy khóc hơn ba giờ một ngày và dễ cáu kỉnh hơn so với bình thường.
  • Dù đã được 12 tháng tuổi nhưng tình trạng ọc sữa của bé không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trẻ ọc sữa và chậm lớn cần được đi khám
Trẻ ọc sữa và chậm lớn cần được đi khám

3. Các câu hỏi thường gặp về ọc sữa ở trẻ sơ sinh

3.1. Tại sao trẻ nôn trớ nhiều hơn lúc mới sinh?

Khi mới chào đời, cơ thể trẻ còn non yếu và cực kỳ nhạy cảm. Ngoài ra, dạ dày của con vẫn còn nằm ngang nên việc xuất  hiện triệu chứng nôn trớ nhiều là điều rất dễ xảy ra.

3.2. Trẻ nôn trớ bao nhiêu lần thì là bình thường?  

Trẻ ọc sữa nhưng vẫn khỏe mạnh thì không nguy hiểm
Trẻ ọc sữa nhưng vẫn khỏe mạnh thì không nguy hiểm

Số lần nôn trớ không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của con. Nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày nhưng con vẫn khỏe mạnh, bú mẹ tốt và cân nặng phát triển đều thì điều này cũng không hề đáng lo ngại.

3.3. Bé mấy tháng tuổi thì hết ọc sữa?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Đến 1 tuổi, hệ tiêu hóa hoàn thiện hoàn toàn thì tình trạng ọc sữa sẽ chấm dứt hẳn.

3.4. Màu sắc dịch nôn trớ của bé như thế nào là bất thường?

Trẻ nôn ra sữa kèm theo chất dịch có màu xanh lá cây hoặc màu vàng thì được cho là bất thường. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mắc bệnh về đường ruột.

Từ những chia sẻ về cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh, chúng tôi tin bố mẹ đã biết phải làm gì để giúp bé cải thiện vấn đề này.

Leave a Reply