3 Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bố mẹ nào cũng phải biết

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là biện pháp hữu ích để ngăn ngừa tình trạng nôn trớ và ọc sữa. Thế nhưng, nhiều bố mẹ đang cảm thấy lúng túng vì không biết cách thực hiện.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng lo trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết 3 cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh an toàn, hiệu quả và cực kỳ đơn giản.

1. Ý nghĩa và cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

1.1. Ý nghĩa của việc ợ hơi

Nếu bố mẹ còn băn khoăn liệu có nhất thiết phải vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh không thì hãy tìm hiểu những lợi ích dưới đây nhé:

  • Trẻ sơ sinh không được ợ hơi có nguy cơ ọc sữa cao. Ngược lại, khi được bố mẹ giúp ợ hơi, lượng khí kẹt trong dạ dày được đẩy ra ngoài dễ dàng. Nhờ đó tình trạng nôn trớ, ọc sữa được giảm đi nhiều.
  • Sau khi được ợ hơi, bé bú được nhiều sữa hơn.
  • Hệ tiêu hóa dễ chịu giúp bé ngủ ngon và ít quấy khóc hơn.

1.2. Cách giúp bé ợ hơi

Có 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú
Có 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú

Cách 1: Giúp bé ợ hơi qua tư thế bế vác

  • Bước 1: Lấy 1 chiếc khăn sạch rồi đặt lên vai mình.
  • Bước 2: Bế vác bé lên, để đầu con dựa vào vai mình.
  • Bước 3: Bế con bằng 1 tay. Tay còn lại xoa nhẹ nhàng vùng lưng con theo hình tròn. Có thể chụm bàn tay lại rồi vỗ lưng con theo hướng từ dưới lên trên.

Cách 2: Giúp bé ợ hơi qua tư thế ngồi lên đùi

  • Bước 1: Đặt một chiếc khăn sạch lên đùi.
    Bước 2: Để bé ngồi dựa vào người. Đầu tựa vào vai còn thân áp vào ngực bố hoặc mẹ.
    Bước 3: Dùng 1 tay giữ đầu và ngực bé. Tay còn lại thì xoa lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên.

Cách 3: Vỗ ợ hơi cho bé qua tư thế mặt bé úp vào đùi.

  • Bước 1: Cho bé nằm sấp trên cánh tay. Ở bước này bố mẹ cần nhớ để đầu con cao hơn so với ngực.
  • Bước 2: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ lưng bé theo hình tròn để bé nhanh chóng ợ hết hơi ra ngoài.

2. Những lưu ý khi vỗ ợ hơi cho bé

Để quá trình vỗ ợ hơi cho bé an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Vỗ nhẹ nhàng: Khi vỗ ợ hơi, bố mẹ nhớ là không được vỗ mạnh để tránh làm bé đau. Để giúp bé ợ hơi, bố mẹ chỉ cần vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé là được.
  • Với bé bú mẹ: Nhiều bố mẹ thắc mắc trẻ bú mẹ có cần vỗ ợ hơi không. Thế nhưng, trên thực tế dù trẻ bú bình hay bú mẹ thì đều nuốt phải hơi thừa nên phải được ợ hơi.
  • Với bé bú bình: Thời gian vỗ ợ hơi nên dài hơn so với bú mẹ vì trẻ bú bình thường nuốt phải nhiều hơi thừa hơn.
  • Vỗ ợ hơi nhưng bé không ợ: Nếu đã cố gắng nhưng bé vẫn không chịu ợ hơi thì bố mẹ đừng lo lắng nhé. Trường hợp này là do khi bú, bé không nuốt phải khí thừa nên không cần ợ hơi.
Động tác vỗ ợ hơi phải nhẹ nhàng, dứt khoát
Động tác vỗ ợ hơi phải nhẹ nhàng, dứt khoát

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Khi nào cần vỗ ợ hơi cho bé?

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện vào giữa cữ bú hoặc khi bé bú xong. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên trớ thì bố mẹ nên vỗ ợ hơi liên tục, dù cữ bú là ngày hay đêm.

3.2. Bé bú nằm có cần vỗ ợ hơi không?

Trẻ bú nằm sẽ có nguy cơ nuốt phải nhiều hơi hơn so với việc được bố mẹ bế trên tay. Vậy nên, bố mẹ càng cần giúp bé ợ hơi hơn.

3.3. Nên vỗ ợ hơi cho bé trong bao nhiêu phút?

Thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ là từ 10-15 phút. Nếu sau khoảng thời gian này, trẻ vẫn không ợ được hơi ra ngoài thì bố mẹ nên đổi sang tư thế khác.

Thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ từ 10-15 phút
Thời gian vỗ ợ hơi cho trẻ từ 10-15 phút

3.4. Trẻ bao nhiêu tháng thì không cần vỗ ợ hơi?

Nếu bố mẹ chưa biết khi nào không cần vỗ ợ cho bé nữa thì câu trả lời là khoảng 6 tháng. Vì ở giai đoạn này, lượng khí thừa trong cơ thể bé tự được đẩy ra ngoài nên không cần dùng đến biện pháp vỗ ợ hơi nữa.

3.5. Phải làm gì khi trẻ không ợ hơi?

Nếu trẻ không ợ hơi sau vài phút, bố mẹ hãy đổi tư thế của bé. Trường hợp bố mẹ đã làm theo các kỹ thuật trên mà bé vẫn không ợ hơi thì hãy thực hiện theo mẹo nhỏ là kéo đầu gối của bé lên gần ngực hoặc nhẹ nhàng xoa bóp bụng.

4. Lời khuyên cho bố mẹ

4.1. Kết hợp thêm biện pháp khác để ngăn ngừa nôn trớ

Ngoài vỗ ợ hơi đúng cách cho bé, để ngừa tình trạng nôn trớ bố mẹ cần áp dụng thêm các biện pháp sau:

  • Chia nhỏ các cữ bú trong ngày.
  • Kiểm soát tốc độ ăn của bé.
  • Cho trẻ ngậm đúng khớp ti để tránh tình trạng nuốt phải khí thừa rồi gây đầy bụng và nôn trớ.
  • Không đặt bé nằm ngay sau khi bú xong.
  • Cho bé ăn đúng tư thế.
Ngậm đúng khớp ti giúp trẻ bớt nuốt phải khí thừa
Ngậm đúng khớp ti giúp trẻ bớt nuốt phải khí thừa

4.2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh cần được đi khám bác sĩ

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau, bố mẹ hãy đưa trẻ đi đến bệnh viện để được thăm khám sớm:

  • Trẻ sơ sinh bị ợ hơi rất to và có dấu hiệu khó thở.
  • Trẻ sơ sinh bị ợ hơi nhiều kèm theo biểu hiện dị ứng, nổi mẩn.
  • Trẻ sơ sinh chậm lớn và cuối khóc nhiều.

Ợ hơi là cách làm thực sự hiệu quả giúp bé bớt nôn trớ sau ăn. Vì vậy, bố mẹ đừng quên áp dụng những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh chúng tôi đã chia sẻ nhé.

Leave a Reply