Mục lục
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa không khoa học có thể khiến con sặc và mất sức. Vậy đâu mới là cách làm chuẩn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện?
Bài viết này sẽ hướng dẫn 4 biện pháp đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả trong việc xử lý tình trạng trẻ bị ọc sữa. Bố mẹ cùng tham khảo nhé.
1. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

1.1. Tư thế của bé
Khi thấy bé bị ọc sữa, bố mẹ hãy đặt bé lên trên đùi và để đầu của con dựa vào ngực mình. Trường hợp bé bị ọc sữa lúc nằm thì bố mẹ không nên nhấc bé dậy mà hãy nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên.
Bố mẹ tuyệt đối không để bé nằm theo tư thế đầu thấp hơn bụng để tránh tình trạng sữa lại bị trào ngược lên rồi khiến con sặc.
1.2. Lau mũi và miệng của trẻ
Khi thấy con bị ọc sữa, bố mẹ hãy dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng chất nôn ở miệng của trẻ nhé.
Trường hợp thấy trẻ bị sặc sữa lên mũi bố mẹ hãy lấy nước muối sinh lý rửa sạch cho con. Tuy nhiên, bố mẹ nhớ rằng nếu thấy bé khó thở hoặc mặt mũi tím tái thì hãy đưa con đi cấp cứu ngay.
1.3. Vỗ lưng ợ hơi
Để giúp bé ợ hơi và ọc hết lượng sữa đang ứ đọng ra khỏi cổ họng, bố mẹ có thể thực hiện theo 2 cách sau:
- Cách 1: Bố mẹ đặt khăn sạch lên vai sau đó bế vác bé lên. Bố mẹ để đầu bé dựa vào mình sau đó xoa vùng lưng của con theo chuyển động hình tròn.
- Cách 2: Bố mẹ đặt một chiếc khăn lên đùi rồi để bé ngồi dựa vào người mình. Bố mẹ để đầu bé tựa vào vai còn thân áp vào ngực mình. Một tay bố mẹ giữ đầu và ngực bé, một tay xoa lưng theo hình tròn để giúp bé ợ hơi.
1.4. Cho trẻ uống nước ấm
Sau khi bé hết ọc sữa mẹ cho bé uống nước nóng để làm dịu cơ thể và sạch cổ họng. Có 2 lưu ý khi cho trẻ uống nước ấm là:
- Sau khoảng 30 phút kể từ thời điểm trẻ ngừng nôn, mẹ mới được cho trẻ uống nước ấm. Vì lúc này dạ dày của con mới trở lại trạng thái bình thường sau một hồi bị tổn thương.
- Chỉ để trẻ uống một ngụm nước ấm nhỏ để làm sạch cổ họng.
2. Biện pháp hạn chế tình trạng ọc sữa
Mặc dù ọc sữa sinh lý sẽ tự biến mất khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, trước mắt vẫn cần phải có những biện pháp khắc phục để trẻ luôn được khỏe mạnh.
Bố mẹ hay áp dụng ngay một số biện pháp cụ thể dưới đây để hạn chế tối đa vấn đề mà trẻ đang gặp phải nhé.
Khi thấy sữa xuống nhiều: Sữa xuống nhiều khiến bé nuốt không kịp và là lý do dẫn đến hiện tượng sặc hoặc nôn trớ. Cho nên khi thấy sữa về nhiều bố mẹ nên dùng 2 ngón tay ấn vào quầng vú hoặc tạm thời cho bé nghỉ bú.
Hướng dẫn cách cho bú:
- Với trẻ bú sữa mẹ: Khi trẻ bú, hãy để miệng con mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài và cằm chạm bầu bú mẹ.
- Với trẻ bú bình: Khi cho bé bú bình, bố mẹ nhớ nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú cao su để hạn chế tình trạng nuốt phải hơi thừa gây đầy bụng.

Chia nhỏ bữa ăn và cho bé bú từ từ:
- Bố mẹ nên chia nhỏ cữ bú và kiểm soát tốc độ ăn của con. Mục đích của việc làm này là để dạ dày của trẻ không bị quá tải dẫn đến tình trạng ọc sữa.
- Sau khi bé bú xong, bố mẹ bế vác bé trên vai từ 10 – 15 phút để sữa trong cơ thể con chảy xuống dạ dày dễ dàng hơn.
Nới lỏng quần áo: Khi trẻ ăn, bố mẹ nên nới lỏng quần áo của con để dạ dày con không bị chèn ép bởi quần áo trật.
3. Lời khuyên cho bố mẹ
Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để tự điều trị ọc sữa cho trẻ. Nếu có ý định dùng, bố mẹ nhất định phải tham khảo thật kỹ ý kiến của các bác sĩ.
Một số trẻ có thể bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa công thức dẫn đến tình trạng ọc sữa. Do đó, khi thấy con có biểu hiện kích ứng với sữa bố mẹ nên đổi sang loại sữa không có thành phần protein ngay nhé.
Nhiều người truyền tai việc sử dụng mẹo dân gian để trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh như: Cho bé uống nước gừng, nước mật ong với chanh,… Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn.
Trong một số trường hợp, trẻ gặp phải tình trạng ọc sữa là do bệnh lý. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ bố mẹ phải luôn quan sát các biểu hiện bên ngoài cũng như diễn biến tình hình sức khỏe của con để có được phương án chăm sóc đúng đắn nhất.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là do dạ dày nằm ngang và nhỏ. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nếu trẻ chỉ bị ọc sữa và không kèm theo bất kì biểu hiện lạ nào thì vấn đề này không đáng ngại.
4.2. Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ cần được đi khám?

Trẻ ọc sữa kèm theo một số dấu hiệu khác thường sau: Tím tái chân tay, sốt, tiêu chảy, chậm lớn thì cần được đi khám. Vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như: Lồng ruột, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng ruột.
4.3. Khi nào tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ sẽ hết?
Từ 6 tháng tuổi trở lên, dạ dày của trẻ sẽ hoàn thiện và ổn định hơn. Lúc này, tình trạng ọc sữa sẽ tự giảm dần rồi biến mất hẳn.
Ọc sữa là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Chúng tôi mong rằng, với những hướng dẫn cụ thể về cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa, hành trình chăm con của bố mẹ sẽ bớt khó khăn hơn.