Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh trong “nháy mắt”

Không phải ai cũng biết cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Dạo quanh các diễn đàn mẹ và bé, những câu hỏi như: “Làm sao để hết khò khè ở trẻ sơ sinh?” hay “Em bé sơ sinh bị khò khè phải làm sao?” được bàn tán rất sôi nổi.

Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả với vấn đề mà trẻ đang gặp phải.

1. Hướng dẫn cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà

1.1. Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Thay đổi tư thế ngủ là một cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Thay đổi tư thế ngủ là một cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Nằm sấp là nguyên nhân khiến cho đường thở dẫn khí bị chèn ép. Đó là lý do vì sao trẻ dễ bị khò khè trong lúc ngủ. Do vậy, bạn cần chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm của con trong lúc ngủ.

Theo các chuyên gia, tư thế nằm ngủ tốt nhất để bé bớt khò khè là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Bố mẹ cần lưu ý, tránh để trẻ nằm sấp vì điều này có thể khiến con bị đột tử trong lúc ngủ.

1.2. Massage cổ và ngực cho trẻ

Massage ngực và cổ cho trẻ có tác dụng làm ấm đường thở, lưu thông khí huyết và giảm tình trạng thở khò khè.

Khi thấy trẻ có biểu hiện thở khò khè, bố mẹ hãy dành thời gian nhẹ nhàng massage ngực và cổ của trẻ theo chuyển động hình tròn. Bố mẹ nhớ hãy massage một cách nhẹ nhàng, chậm dãi để tránh làm bé bị đau.

1.3. Cho trẻ bú nhiều hơn

Trẻ bị khò khè cần được bú nhiều hơn. Vì sữa mẹ không chỉ giúp bé tăng cường sức đề kháng mà nó còn có tác dụng làm loãng đờm và dịch nhầy ứ đọng trong cổ họng.

Tuy nhiên bố mẹ cần hiểu đúng, bú nhiều hơn không có nghĩa là tăng lượng sữa trong 1 cữ bú mà phải là tăng cữ bú trong ngày.

1.4. Sử dụng nước muối sinh lý

Chữa khò khè, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng nước muối sinh lý là biện pháp được các bác sĩ khuyến khích bố mẹ nên thực hiện.

Cách để làm cho trẻ sơ sinh hết khò khè bằng nước muối sinh lý:

  • Bước 1: Bố mẹ để bé nằm nghiêng rồi nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối vào từng bên lỗ mũi của con.
  • Bước 2: Bố mẹ đợi một lúc rồi dùng tay nhẹ nhàng day mũi để làm mềm và bong gỉ mũi ra.

1.5. Sử dụng tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là một loại thảo dược được chiết xuất từ cây tràm gió. Loại tinh dầu này có khả năng kích thích tế bào niêm mạc mũi và làm sản sinh dịch nhầy.

Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm:

  • Cách 1: Sử dụng đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương trong trong phòng ngủ của bé.
  • Cách 2: Nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu lên khăn cổ của bé.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm: Bạn cần lưu ý không cho trẻ uống hoặc nhỏ trực tiếp tinh dầu tràm lên da của con. Ngoài ra, nên lựa chọn loại tinh dầu không có hương liệu để tránh làm da con bị kích ứng.

Có thể dùng tinh dầu tràm chữa khò khè cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Có thể dùng tinh dầu tràm chữa khò khè cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

2. Những điều bố mẹ cần tránh khi trẻ bị khò khè

2.1. Không tự ý dùng thuốc trị khò khè cho trẻ sơ sinh

Hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của trẻ sinh rất non yếu. Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh sẽ khiến con bị nhờn thuốc và gây ra các phản ứng phụ. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị cho trẻ.

Hơn nữa, khò khè ở trẻ sơ sinh phần lớn là bình thường nên cũng không cần dùng đến thuốc. Bố mẹ chỉ cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt của con là vấn đề này sẽ tự được cải thiện.

2.2. Không để trẻ ăn quá no

Trẻ có thể bị khò khè nếu ăn quá no
Trẻ có thể bị khò khè nếu ăn quá no

Việc để trẻ ăn quá nhiều 1 lúc khiến dạ dày con bị quá tải. Lúc này hiện tượng ọc sữa và thở khò khè ở trẻ rất dễ xảy ra.

Mỗi cữ bú bố mẹ chỉ để trẻ ăn một lượng sữa vừa phải. Đồng thời, bố mẹ nhớ là phải kiểm soát cả tốc độ bú của con nữa.

2.3. Không cho trẻ uống sữa đậu nành

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định thành phần đậu nành có trong sữa công thức có thể khiến trẻ bị kích ứng và làm cho tình trạng khò khè trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4. Tránh để trẻ ra gió

Gió to và khí lạnh và những nguyên nhân khiến cho tình trạng khò khè ở trẻ kéo dài và trầm trọng hơn. Nếu trẻ buộc phải ra ngoài thì tốt nhất bố mẹ nên che chắn cho con cẩn thận.

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1. Có loại thực phẩm chức năng nào có thể giúp bé bớt khò khè không?

Hiện nay, trên thị trường đã có một số loại thực phẩm chức năng có thể cải thiện hiện tượng thở khò khè và nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Bố mẹ có thể tham khảo thực phẩm chức năng Cinamom Gold:

  • Sản phẩm này có khả năng tăng cường miễn dịch, long đờm và giảm khò khè rất hiệu quả.
  • Cinamom Gold được chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên nên bố mẹ hãy yên tâm sử dụng cho bé nhé.

Lưu ý: Không nên sử dụng các loại TPCN không có nguồn gốc rõ ràng, thiếu minh bạch trong thông tin về sản phẩm.

3.2. Có nên dùng mẹo dân gian để chữa khò khè cho bé sơ sinh không?

Các mẹo dân gian như: Siro quất mật ong, nước chanh, nước gừng ấm,… được truyền tai là có thể trị khò khè cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, các mẹo này chưa được khoa học kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả. Trước khi có ý định dùng cho bé yêu, bố mẹ phải tìm hiểu thật kỹ để tránh những rủi ro không đáng có.

Cẩn trọng khi dùng mẹo dân gian chữa khò khè cho bé sơ sinh
Cẩn trọng khi dùng mẹo dân gian chữa khò khè cho bé sơ sinh

3.3. Phải làm sao khi trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo biểu hiện nghẹt mũi và có đờm?

Ngoài việc áp dụng các cách chăm sóc trên, với những trẻ vừa thở khò khè, vừa có đờm và nghẹt mũi, bạn cần vỗ long đờm giúp con để tống khứ chất nhầy ra khỏi cổ họng.

3.4. Trẻ bị khò khè có cần phải đi khám không?

Trẻ bị khò khè nhưng vẫn ăn ngoan, khỏe mạnh thì bố mẹ có thể tự giúp con khắc phục tại nhà.

Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý nếu hiện tượng khò khè của con kèm theo các dấu hiệu như: Khó thở, sốt cao, nôn trớ nhiều,… thì tốt nhất hãy đưa con đến gặp bác sĩ.

Khác với trẻ em, khò khè ở trẻ sơ sinh phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường. Bố mẹ chỉ cần áp dụng những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh trên thì vấn đề của con sẽ được cải thiện sớm thôi.

Leave a Reply