Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên gối chống trào ngược không?

Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên gối chống trào ngược không là điều mà rất nhiều bố mẹ quan tâm. Nhiều thông tin cho rằng trẻ nằm lâu trên loại gối này thì cột sống sẽ bị ảnh hưởng.

Vậy những thông tin trên có thật sự chính xác không? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời bạn nhé.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên gối chống trào ngược không?

Trẻ ngủ trên gối chống trào ngược có thể bị vẹo xương sống
Trẻ ngủ trên gối chống trào ngược có thể bị vẹo xương sống

Theo các chuyên gia Y tế, việc cho trẻ ngủ trên loại gối chống trào ngược là không an toàn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro với trẻ.

Gối chống trào ngược được thiết kế với các độ dốc khác nhau như: 14, 25 và 30 độ. Do vậy, nếu nằm trên 1 tiếng trẻ có thể gặp phải các vấn đề nguy hiểm sau:

  • Ngạt thở khi ngủ: Khi ngủ trên gối, phần đầu của trẻ bị nhô cao hơn so với phần thân. Lúc này cổ bị ép thành một đường cong. Đồng thời, cằm lại sát phần ngực khiến cho hô hấp của trẻ gặp nhiều khó khăn.
  • Tăng nguy cơ dị tật cột sống: Xương sống của trẻ là một đường thẳng. Khi cho trẻ sơ sinh ngủ trên gối chống trào ngược thì xương sống sẽ có nguy cơ bị dị tật.
  • Trẻ có thể bị đột tử: Gối chống trào ngược có độ dốc cao nên việc để trẻ nằm quá lâu sẽ làm máu khó lưu thông lên não. Đó là lý do trẻ có thể bị đột tử trong lúc ngủ.
  • Làm tăng thân nhiệt quá nhiều, có thể đe dọa đến tính mạng: Việc nằm trên gối một thời gian dài có thể khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi và dẫn đến sự dao động nhiệt trên cơ thể.
  • Nguy cơ bị bẹp đầu: Độ lõm của gối chống trào ngược lớn. Khi bố mẹ để trẻ ngủ trên đó thì con sẽ có nguy cơ bị bẹp đầu. Mặc dù hiện tượng này không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ rất nhiều.

2. Cách sử dụng gối chống trào ngược hiệu quả

2.1. Cách chọn gối

  • Bố mẹ nên chọn những loại gối chống trào ngược với phần vỏ được làm từ chất liệu có thể thấm hút tốt.
  • Bên cạnh đó, kiểm tra kỹ độ đàn hồi của sản phẩm để khi bé nằm luôn thấy thoải mái và dễ chịu.
  • Tìm mua gối của những thương hiệu uy tín đã có chỗ đứng trên thị trường để yên tâm về chất lượng.

2.2. Thời gian cho bé nằm

Thời gian tối đa bố mẹ có thể cho bé nằm trên gối chống trào ngược là 1 tiếng. Nếu quá thời gian này, xương sống của con sẽ bị ảnh hưởng.

Không được cho bé ngủ trên gối chống trào ngược quá 1 tiếng
Không được cho bé ngủ trên gối chống trào ngược quá 1 tiếng

2.3. Cách sử dụng gối

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng gối chống trào ngược trong lúc ăn. Cách sử dụng loại gối này rất đơn giản như sau:

  • Bước 1: Cho bé bú với lượng vừa đủ sau đó đặt bé lên gối chống trào ngược.
  • Bước 2: Mẹ điều chỉnh sao cho tư thế nằm của bé được ngay ngắn, tránh tình trạng cột sống bị cong vẹo.
  • Bước 3: Thắt đai an toàn với loại gối được thiết kế có đai để ngăn ngừa tình trạng bé bị lật ra khỏi gối. Nếu không muốn dùng dây an toàn, bạn có thể dùng gối khác để chặn hai bên thân của con.

2.4. Vệ sinh gối

Làn da của trẻ rất nhạy cảm. Vì vậy, phải đảm bảo gối luôn được vệ sinh sạch sẽ. Bố mẹ cũng cần lưu ý không nên sử dụng chất tẩy rửa để vệ sinh gối vì làn da của con dễ bị kích ứng.

2.5. Cách bảo quản gối

Sau khi sử dụng gối xong, bạn nên cất gọn vào trong tủ. Không nên vứt gối bừa bãi để tránh bụi bẩn bám vào gối.

3. Cách chăm sóc trẻ hay bị trào ngược

Đặt bé nằm ngửa khi ngủ có thể giảm thiểu chứng nôn trớ
Đặt bé nằm ngửa khi ngủ có thể giảm thiểu chứng nôn trớ

Gối chống trào ngược chỉ là một trong những biện cải thiện vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Ngoài việc sử dụng gối, trẻ bị trào ngược còn phải được chăm sóc như sau:

Cho trẻ bú với lượng vừa đủ: Khi bố mẹ cho trẻ bú quá dung tích của dạ dày, trẻ sẽ gặp phải hiện tượng trào ngược. Vì vậy, hãy chia nhỏ số lần bú của con. Khoảng cách bú giữa các lần phải đảm bảo là ít nhất 2h đồng hồ.

Không đè ép lên bụng trẻ: Sau khi trẻ bú xong, bố mẹ nên bế trẻ nhẹ nhàng, tuyệt đối không tác động hay đè ép lên bụng con.

Chọn tư thế nằm nghiêng chuẩn nếu trẻ bú mẹ: Bố mẹ cần bế bé khi bú để sữa được đi xuống dạ dày một cách thuận lợi.

Hỗ trợ bé ợ hơi: Để trẻ bớt bị trào ngược dạ dày thực quản, sau khi ăn xong bố mẹ hãy giúp con ợ hơi. Khi giúp trẻ ợ hơi, bố mẹ bế bé lên theo tư thế thẳng rồi nhẹ nhàng vỗ vào lưng của con.

Sơ cứu khi bé trào ngược dẫn đến sặc sữa: Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa bố mẹ giúp bé nằm nghiêng, kích thích bé thở bằng cách vỗ lên lưng con để sữa tự chảy ra ngoài.

Tư thế ngủ: Với trẻ hay bị trào ngược, bố mẹ nên để trẻ nằm ngửa khi ngủ. Đây là tư thế ngủ tốt nhất để chống lại chứng trào ngược.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên gối chống trào ngược không mà chúng tôi muốn gửi đến bố mẹ. Chúc bố mẹ luôn khỏe mạnh để chăm bé tốt.

Leave a Reply