Mục lục
Sử dụng các mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều bố mẹ ưu tiên lựa chọn.
Bởi theo dân gian các mẹo này an toàn, dễ thực hiện và khả năng cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ lại rất tốt.
1. Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh theo phương pháp khoa học
1.1. Massage bụng cho trẻ

Tác dụng:
Massage bụng được xem là biện pháp rất hiệu quả để cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và chướng bụng ở trẻ nhỏ.
Cách massage cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng:
- Dùng ngón trỏ và ngón cái massage nhẹ nhàng từ rốn của con ra phía bên ngoài theo chiều kim đồng hồ.
- Để đạt được hiệu quả cao nhất, mỗi ngày bố mẹ nên massage cho trẻ 2 lần và mỗi lần thực hiện trong khoảng 15 phút.
Những lưu ý khi massage cho trẻ:
- Thời điểm tốt nhất để massage cho trẻ là vào buổi sáng trước khi đi ngủ hoặc khi con vừa tắm xong.
- Động tác thực hiện phải nhẹ nhàng để không làm trẻ đau.
- Dừng massage khi thấy trẻ có các phản ứng: Nhíu mày, giật mình hay nhăn nhó.
1.2. Cho trẻ bú đúng tư thế
Tác dụng:
Bú đúng tư thế có thể ngăn ngừa tình trạng nuốt phải hơi thừa dẫn đến hiện tượng đầy hơi, sôi bụng ở trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn cách cho trẻ bú:
- Bố mẹ nên chọn chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường hoặc ghế ngồi khi cho trẻ bú.
- Tư thế dễ nhất khi cho trẻ ăn là bế con nằm rồi ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc.
- Bố mẹ hãy đảm bảo 3 điểm là đầu, lưng và mông của trẻ cùng nằm trên một đường thẳng. Bụng trẻ thì chạm vào bụng bố mẹ còn mặt thì chạm ngực mình.
Những lưu ý quan trọng:
- Khi cho trẻ ăn xong, bố mẹ không đặt trẻ nằm ngay mà phải dành thời gian giúp con ợ hơi.
- Luôn kiểm soát tốc độ bú của con.
- Chia nhỏ các cữ bú trong ngày và không để trẻ bú quá no.
1.3. Lựa chọn sữa công thức phù hợp với trẻ
Tác dụng:
Chọn sữa công thức phù hợp có thể ngăn chặn hiện tượng không dung nạp được các thành phần trong sữa dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Hướng dẫn cách chọn sữa:
- Nên chọn những loại sữa có đạm thủy phân, cắt nhỏ để dễ tiêu hóa.
- Ngoài ra, các loại sữa không có đường Lactose, giàu chất xơ FOS, bổ sung men tiêu hóa cũng là lựa chọn phù hợp cho những trẻ thường xuyên bị sôi bụng.
Những lưu ý khi cho trẻ uống sữa công thức:
- Pha sữa theo đúng tỷ lệ.
- Không cho trẻ uống sữa đã pha lâu.
1.4. Vệ sinh bình sữa sạch sẽ

Tác dụng:
Mục đích của việc tiệt trùng bình sữa là loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Hướng dẫn cách vệ sinh bình sữa:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh bình sữa.
- Bước 2: Loại bỏ sữa thừa trong bình.
- Bước 3: Cọ rửa bình và núm ti với dung dịch chuyên dụng.
- Bước 4: Làm sạch lại với nước.
- Bước 5: Để bình ráo nước trước khi sử dụng cho trẻ.
Những lưu ý khi vệ sinh bình sữa:
- Thay núm vú sau 3 tháng và thay bình sữa sau 6 tháng sử dụng.
- Kiểm tra núm ty thường xuyên để đảm bảo núm không bị rách hay tắc.
- Lưu ý đến nhiệt độ khi tiệt trùng của từng loại bình. Nên sử dụng các bình sữa có khả năng chịu nhiệt cao để chất lượng sữa đảm bảo.
2. Mẹo dân gian chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh
2.1. Mẹo dân gian chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Công dụng của lá trầu không:
Tinh dầu có trong lá trầu không có tác dụng cân bằng lượng axit trong dạ dày. Do đó, sử dụng lá trầu không có thể cải thiện chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
- Bố mẹ lấy lá trầu không đi hơ ấm. Sau đó, vuốt nhẹ lá trầu không vào bụng trẻ trong khoảng 5 phút.
- Bố mẹ nên áp dụng mẹo này mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng:
- Kiểm tra kỹ nhiệt độ của lá trầu để tránh trường hợp sức nóng của lá trầu làm bé bị bỏng da.
- Không vuốt lá trầu không lên vết thương hở ở bụng của trẻ để tránh nhiễm trùng.
2.2. Sử dụng tỏi
Công dụng của tỏi với chứng sôi bụng ở trẻ:
Tính ấm của tỏi có công dụng làm tiêu bớt lượng khí dư thừa trong bụng của trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
Bố mẹ lấy 1 củ tỏi đem đi nướng sau đó bỏ vào băng gạc rồi đặt lên rốn của con từ 10-15 phút.
Những lưu ý:
- Không cho trẻ sơ sinh uống nước tỏi khi chữa đầy hơi. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm chưa thích ứng được với tính cay và nóng của tỏi.
- Đảm bảo nhiệt độ của tỏi sau khi nướng vừa phải để không gây kích ứng da trẻ.
2.3. Sử dụng lá tía tô
Công dụng của lá tía tô:
Tính ấm của lá tía tô có tác dụng giải độc, tiêu khí, phong hàn và cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 30 gram lá tía tô sau đó đi giã nát và vắt lấy nước.
- Đem nước tía tô đi hấp cách thủy.
- Cho trẻ uống nước khi còn ấm.
Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô:
- Chỉ nên cho trẻ uống một lượng nước lá tía tô vừa phải.
- Nên ngâm lá tía tô trước khi đem đi hấp cách thủy để loại bỏ vi khuẩn.

3. Lời khuyên cho bố mẹ
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng nhưng vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường thì bố mẹ có thể tự áp dụng các mẹo để chăm sóc con tại nhà.
Tuy nhiên, khi thấy chứng sôi bụng của con lại kèm theo các biểu hiện bất thường sau, bố mẹ không được chủ quan mà cần nhanh chóng cho con đi khám.
- Trẻ chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng.
- Trẻ nôn ói, ọc sữa liên tục.
- Trẻ sôi bụng kèm theo tiêu chảy và có dấu hiệu mất nước.
- Phân của trẻ có lẫn máu.
- Trẻ đau bụng hoặc sưng bụng.
Sôi bụng ở trẻ nhỏ là hiện tượng rất phổ biến. Để khắc phục lại vấn đề này, bố mẹ hãy áp dụng ngay một số mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh trong bài viết nhé.