Mục lục
Dùng mẹo dân gian để chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều người lựa chọn thay cho thuốc kháng sinh có nhiều tác dụng phụ.
Dưới đây là tổng hợp những bài thuốc được đánh giá cao về khả năng cải thiện vấn đề tiêu hóa của trẻ nhỏ, bố mẹ cùng tìm hiểu nhé.
1. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
1.1. Tại sao lá trầu không có thể làm giảm đầy hơi?

Thành phần tinh dầu trong lá trầu không có thể cân bằng lượng axit trong dạ dày. Nhờ đó chứng đầy hơi, khó tiêu của trẻ sơ sinh được cải thiện.
Lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể và khôi phục lại độ pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, tình trạng đầy bụng của trẻ sẽ được xoa dịu.
1.2. Hướng dẫn cách sử dụng lá trầu không trị đầy hơi cho bé
- Bước 1: Lấy lá trầu không đem đi hơ ấm.
- Bước 2: Vuốt nhẹ lá trầu không đã được hơ ấm vào bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. Hơ và vuốt nhiều lần trong khoảng 5 phút. Bố mẹ nên thực hiện bài thuốc này 2 lần 1 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
1.3. Những lưu ý khi sử dụng
- Kiểm tra nhiệt độ lá trầu: Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ bị bỏng. Trước khi áp vào cơ thể bé, bố mẹ cần chắc chắn nhiệt độ của lá trầu phù hợp với làn da của con.
- Không vuốt lá trầu lên vết thương hở: Việc áp lá trầu không lên vết thương hở có thể khiến bé bị nhiễm trùng.
- Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu: Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh rất yếu và khả năng nhiễm khuẩn sẽ rất cao khi uống nước cốt lá trầu không.
- Hơ lá trầu ở nơi thoáng đãng: Bố mẹ nên hơ lá trầu không ở nơi thoáng đãng vì khói từ dụng cụ hơ lá trầu có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con.
2. Mẹo chữa đầy bụng cho trẻ bằng tỏi
2.1. Tại sao tỏi có thể làm giảm đầy hơi?
Tính nóng và ấm của tỏi có khả năng phân hủy lượng khí dư thừa trong hệ tiêu hóa. Do vậy, tỏi được công nhận là loại gia vị hỗ trợ giảm chứng đầy hơi hiệu quả cho trẻ.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong tỏi giúp kích thích dạ dày làm việc tốt hơn.
2.2. Hướng dẫn cách sử dụng tỏi để trị đầy hơi cho bé

Cách sử dụng tỏi để chữa đầy hơi cho bé rất đơn giản. Mẹ chỉ cần nướng một củ tỏi rồi bỏ vào miếng gạc sau đó đặt lên rốn của bé khoảng 10-15 phút.
2.3. Những lưu ý khi sử dụng tỏi
- Không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da của bé vì có thể gây bỏng.
- Không chườm tỏi nếu rốn của bé có vết thương hở để tránh khiến cho vết thương của con bị nhiễm trùng.
3. Mẹo trị đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng vỏ quýt
3.1. Tại sao vỏ quýt có thể làm giảm đầy hơi?

Vỏ quýt khô có khả năng làm giảm chứng chướng bụng và đầy hơi ở trẻ sơ sinh nhờ vị cay, tính ấm đặc trưng và thành phần tinh dầu dồi dào.
3.2. Hướng dẫn cách sử dụng vỏ quýt để trị đầy hơi cho bé
- Bước 1: Rửa sạch vỏ quýt sau đó thái sợi mỏng.
- Bước 2: Đem hãm trong nước sôi khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 3: Vớt bỏ vỏ rồi cho con uống khi nước còn ấm để giảm chứng đầy hơi.
3.3. Những lưu ý khi sử dụng vỏ quýt
- Không sử dụng bài thuốc này với những trẻ đang bị ho khan hoặc ho có đờm.
- Chỉ nên chọn những vỏ quýt sạch, rõ nguồn gốc và không chất bảo quản để hãm cho bé xuống.
- Khi chữa đầy hơi cho bé, mẹ nên sử dụng vỏ quýt khô để đạt được hiệu quả cao nhất.
4. Chữa đầy hơi cho trẻ bằng lá tía tô
4.1. Tại sao lá tía tô có thể làm giảm đầy hơi?

Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có tác dụng giải độc, hạ khí, tiêu ích và phát tán phong hàn. Mỗi khi trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, bố mẹ có thể dùng nước lá tía tô cho bé uống để cải thiện triệu chứng khó chịu này.
4.2. Hướng dẫn cách sử dụng lá tía tô
- Bước 1: Dùng 30 gram lá tía tô đem rửa sạch và ngâm nước muối.
- Bước 2: Đem lá tía tô đi giã nát và vắt lấy nước cốt rồi đi hấp cách thủy.
- Bước 3: Cho con uống nước thuốc khi còn ấm để tăng tính hiệu quả.
4.3. Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô cho bé
- Chỉ nên chọn những lá tía tô tươi, sạch, không chất bảo quản để cho bé uống.
- Kiên trì chờ đợi mới thấy được hiệu quả của bài thuốc này.
5. Sử dụng lá bạc hà chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
5.1. Tại sao lá bạc hà có thể làm giảm đầy hơi?

Theo y học cổ truyền, hương vị thơm mát của lá bạc hà có thể ức chế hoạt động của tế bào gây chứng đầy hơi và chướng bụng ở trẻ sơ sinh.
5.2. Hướng dẫn cách sử dụng lá bạc hà cho trẻ sơ sinh
- Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà rồi ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Cắt nhỏ lá bạc hà và cho vào bát rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 3: Chắt phần nước thuốc và bỏ bã.
5.3. Lưu ý khi sử dụng
- Bố mẹ có thể pha nước cốt bạc hà với nước lọc nếu bé khó uống.
- Không nên lạm dụng lá bạc hà trị đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Vì sử dụng lá bạc hà trong thời gian dài có thể gây kích ứng cổ họng, khoang mũi, gây ợ chua, khô miệng, buồn nôn và nôn.
Các mẹo dân gian được áp dụng cách sẽ cải thiện đáng kể vấn đề đầy hơi ở trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh khi đã tìm hiểu thật kỹ để tránh gặp rủi ro nguy hiểm.