Mẹo dân gian trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và sai lầm hay gặp

Dùng mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh không cẩn trọng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Nhiều trường hợp vì áp dụng sai cách đã để lại kết quả đáng tiếc.

Vì vậy, trước khi có ý định dùng những mẹo truyền miệng để chữa ọc sữa cho bé yêu nhà mình thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ nhé.

1. Một số mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

1.1. Sử dụng bột ngũ cốc để làm sánh sữa

Nguồn gốc: Theo dân gian, các loại bột ngũ cốc (bột yến mạch, bột ngô, bột gạo) khi gặp axit trong dạ dày sẽ nở ra và sánh lại. Vì vậy, bột ngũ cốc được xem là giải pháp hiệu quả để làm giảm tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Dùng bột gạo làm sánh sữa là một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh
Dùng bột gạo làm sánh sữa là một mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh

Ưu điểm:

  • Dễ áp dụng và thực hiện.
  • Mẹo trị ọc sữa bằng ngũ cốc đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh về độ hiệu quả.

Hạn chế: 

  • Tỷ lệ pha chế và cách cho bú không đúng có thể khiến bé bị nghẹn.
  • Khi kết hợp với tinh bột, lượng canxi trong sữa bị giảm từ 10-20%.
  • Chỉ có hiệu quả với ọc sữa ở dạng sinh lý.

1.2. Cho bé uống nước ấm

Tác dụng: Nước ấm có tác dụng rửa sạch chất nhầy còn ứ đọng trong cổ họng trẻ. Điều này có tác dụng hạn chế tình trạng vướng mắc trong cổ họng khiến trẻ “nhợn cổ” rồi nôn trớ.

Ưu điểm: Dễ áp dụng.

Hạn chế:

  • Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trẻ tiếp tục bị ọc sữa chứ không thể phòng ngừa hay “chữa” nôn trớ cho trẻ.
  • Dạ dày của trẻ rất nhỏ và non yếu nên việc mẹ để trẻ uống quá nhiều nước sẽ khiến dạ dày con bị quá tải và tình trạng nôn trớ lại xảy ra tiếp.

1.3. Sử dụng nước chanh tươi và mật ong

Chữa nôn trớ bằng mật ong và chanh không an toàn với trẻ sơ sinh
Chữa nôn trớ bằng mật ong và chanh không an toàn với trẻ sơ sinh

Tác dụng: Nước mật ong và chanh có tác dụng giúp an vị dạ dày. Vì thế, hỗn hợp gồm mật ong và chanh có thể làm giảm nôn trớ và ọc sữa.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này đơn giản và rất dễ thực hiện.
  • Chanh và mật ong là 2 nguyên liệu cực kỳ phổ biến và dễ tìm kiếm.

Hạn chế: 

  • Theo các chuyên gia, không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì thành phần có trong mật ong không phù hợp với trẻ. Trẻ nhỏ uống mật ong có thể gặp các triệu chứng như: táo bón, chán ăn,…
  • Chanh có chứa axit gây tổn thương đến dạ dày của trẻ sơ sinh.
  • Nước chanh và mật ong không có tác dụng với trường hợp trẻ ọc sữa do bệnh lý.

1.4. Sử dụng gừng tươi

Tác dụng: Tính ấm của gừng khi tác động đến dạ dày và đường ruột có thể kiểm soát được triệu chứng ọc sữa và nôn trớ ở các bé sơ sinh.

Ưu điểm:  Sử dụng gừng tươi để trị ọc sữa cho trẻ là phương pháp cực kỳ đơn giản. Bố mẹ chỉ cần thái một lát gừng thật mỏng, rót thêm 1 ít nước nóng là được.

Hạn chế:

  • Gừng có tính cay và nóng không phù hợp với các bé dưới 1 tuổi.
  • Phương pháp này không có tác dụng với những bé bị ọc sữa do sinh lý.

1.5. Sử dụng hạt thì là

Tác dụng: Hạt thì là có tác dụng tăng cường khả năng bài tiết của tuyến tụy, làm dịu dạ dày và hệ tiêu hóa. Nhờ đó, trứng ọc sữa của trẻ sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Ưu điểm: Giống như các mẹo dân gian trị ọc sữa khác, sử dụng hạt thì là là phương pháp trị ọc sữa rất đơn giản mà bố mẹ nào cũng có thể áp dụng. Chỉ cần chuẩn bị một ít hạt thì là rồi bỏ vào nước ấm là đã có thể cho con uống.

Hạn chế:

  • Chỉ có tác dụng với ọc sữa sinh lý.
  • Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng hạt thì là chưa được kiểm nghiệm nên không đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.

2. Lời khuyên cho bố mẹ

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường
Ọc sữa ở trẻ sơ sinh chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường

Mẹo dân gian thường chưa được nghiên cứu về tác dụng, chỉ mang tính chất truyền miệng và không phải mẹo nào cũng đảm bảo an toàn nên bố mẹ cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Phần lớn hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện. Để khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý ở trẻ, bố mẹ hãy giữ các thói quen chăm sóc bé khoa học như:

  • Cho trẻ bú đúng tư thế.
  • Chia nhỏ các cữ bú và không để bé bú quá no.
  • Nới lỏng quần áo bé sau khi ăn xong.
  • Giúp trẻ ợ hơi thừa ngay khi ăn xong.
  • Cho trẻ nằm đúng tư thế.

3. Dấu hiệu trẻ cần được đi khám

Nhiều trường hợp trẻ ọc sữa không phải là do sinh lý bình thường mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như: Lồng ruột, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột.

Khi thấy trẻ ọc sữa kèm theo các biểu hiện bất thường dưới đây bố mẹ không nên tiếp tục áp dụng các mẹo dân gian mà nên đưa bé đi khám.

  • Trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
  • Sữa trẻ ọc ra kèm theo các dịch có màu vàng hoặc xanh.
  • Trẻ xuất hiện một số biểu hiện như: Co giật, sốt, mệt lả,…

Mẹo dân gian chưa được khoa học kiểm chứng về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, trước khi sử dụng các mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh bạn hãy tìm hiểu thật kỹ nhé.

Leave a Reply