Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh: 8 cách đối phó không hề khó

Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất quen thuộc và phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém và chưa hoàn thiện.

Là hiện tượng sinh lý bình thường nên vấn đề của trẻ sẽ được cải thiện nếu bố mẹ thay đổi những thói quen sai lầm trong quá trình chăm sóc con.

1. Hiểu đúng về hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh là nôn trớ lành tính
Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh là nôn trớ lành tính

Nôn sinh lý: Nôn sinh lý xảy ra do hệ thống miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện. Đây là phản ứng hết sức tự nhiên giúp cơ thể bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Trớ sinh lý: Trong những năm đầu đời dạ dày của bé vẫn nằm ngang. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong dạ dày chưa chặt chẽ. Đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh hay bị trớ.

Tóm lại:

  • Nôn trớ sinh lý ở các bé sơ sinh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không nguy hiểm. Bé vẫn có thể lớn và khỏe mạnh bình thường khi gặp vấn đề này.
  • Hầu hết các bé sơ sinh đều phải trải qua giai đoạn này. Hiện tượng nôn trớ sinh lý sẽ giảm dần khi bé bắt đầu ăn dặm rồi hết hẳn ở giai đoạn 1 tuổi.

2. Bố mẹ cần làm gì khi thấy trẻ nôn trớ?

2.1. Giữ bình tĩnh

Khi thấy trẻ nôn trớ việc đầu tiên bố mẹ cần làm là giữ bình tĩnh. Tâm lý bình tĩnh thì mới có thể giúp bé xử lý chất nôn sạch sẽ được.

2.2. Bế bé đúng tư thế

Bố mẹ bế bé theo hướng thẳng và luôn để đầu bé cao hơn bụng. Trường hợp bé còn đang ngủ bố mẹ không cần gọi bé dậy mà chỉ cần để người con nghiêng sang một bên để chất nôn không sặc lên mũi.

2.3. Vỗ ợ hơi

Bố mẹ dùng tay vỗ nhẹ nhàng lên lưng để bé ọc hết chất nôn còn ứ đọng trong cổ họng.

2.4. Vệ sinh cho trẻ

Khi thấy trẻ hết nôn trớ, bố mẹ lấy khăn lau sạch miệng của con. Nếu con bị nôn trớ lên cả mũi thì bố mẹ hãy lấy nước muối sinh lý rồi rửa sạch sẽ.

2.5. Cho trẻ uống nước

Sau khi trẻ hết nôn trớ được khoảng 30 phút, bố mẹ cho bé uống nước ấm để rửa sạch họng và làm dịu bụng.

3. Hướng dẫn xử lý tình trạng nôn trớ ở trẻ 

  • Luôn để 1 chiếc tã dự phòng hoặc khăn lau tay trong và sau khi cho con bú để phòng trường hợp con bị nôn trớ.
  • Bế trẻ nhẹ nhàng sau khi bú. Bố mẹ tránh lắc lư trẻ hoặc nâng lên hạ xuống quá nhanh.
  • Đặt bé nằm ngửa khi ngủ được coi là một trong những điều tốt nhất để ngăn ngừa chứng nôn trớ. Đây là khuyến nghị của nhiều hiệp hội nhi khoa khác trên thế giới.
  • Bố mẹ luôn nhớ kiểm soát tốc độ bú của bé. Đồng thời, không được để bé quá đói rồi mới cho bú. Vì khi đói bé sẽ bú nhanh hơn dẫn đến việc nuốt phải hơi gây chướng bụng rồi lại nôn trớ.
  • Lưỡi không sạch khiến bé hay bị nhợn và nôn trớ. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh lưỡi cho bé.
  • Giúp trẻ ợ hơi ngay khi ăn để đẩy hết khí thừa trong dạ dày ra khỏi cơ thể.
  • KHÔNG cho trẻ bú quá no vì điều này sẽ làm dạ dày phải làm việc quá sức.
  • KHÔNG quấn tã quá chặt vì nó sẽ gây áp lực lên bụng bé và khiến con cảm thấy ngột ngạt và khó chịu.
Dạ dày con nhỏ nên mẹ đừng cho bé bú nhiều một lúc nhé
Dạ dày con nhỏ nên mẹ đừng cho bé bú nhiều một lúc nhé

4. Lời khuyên cho bố mẹ

4.1. Không tự ý mua thuốc cho bé uống

Nôn trớ sinh lý chỉ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nó không phải là bệnh nên không cần điều trị bằng thuốc. Khi hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện thì nó sẽ tự chấm dứt.

4.2. Không vội vàng áp dụng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, không phải mẹo nào cũng phù hợp và áp dụng được cho trẻ sơ sinh. Trước khi có ý định áp dụng, bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ.

4.3. Không nên căng thẳng

Nôn trớ sinh lý không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Nôn trớ sinh lý không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Nhiều bố mẹ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi mỗi lần thấy con nôn trớ. Tuy nhiên, bố mẹ nhớ nhé nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh không hề nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ không nên tự gây áp lực tâm lý khi con gặp phải hiện tượng này.

4.4. Dấu hiệu bố mẹ cần cho bé đi khám

Nôn trớ sinh lý không nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bất thường khác (nôn trớ bệnh lý) để kịp thời xử lý:

  • Bé mệt mỏi và lười bú mẹ hơn.
  • Bé bị chậm lớn hoặc sụt cân.
  • Bé có dấu hiệu bị tiêu chảy và sốt.
  • Bố mẹ thấy bé bị mất nước, ít đi tiểu, khóc không chảy nước mắt và da mát hơn bình thường.
  • Chất nôn của bé có mùi khó chịu.
  • Xuất hiện màu xanh lá cây hoặc màu vàng trong dịch nôn.
  • Bé nôn trớ sặc lên mũi gây khó thở.
  • Chân tay bé bị tím tái hoặc là nổi mẩn đỏ.

Các biểu hiện trên có thể là do bệnh lý nguy hiểm gây nên. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu này bố mẹ cần sớm cho con gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhé.

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là lý do dẫn đến hiện tượng nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh. Thế nên bố mẹ đừng quá lo lắng khi con gặp vấn đề này nữa nhé.

Leave a Reply