Thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh và 6 lưu ý chớ bỏ qua

Thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh có khả năng cải thiện nhanh chóng vấn đề khó chịu mà trẻ đang gặp phải.

Thế nhưng muốn phát huy tối đa công dụng và hạn chế những biến chứng không mong muốn trong quá trình sử dụng, bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.

1. Các loại thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh

1.1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Omeprazole và Lansoprazole là 2 loại thuốc ức chế bơm proton thường được bác sĩ kê cho trẻ sơ sinh.

Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit có trong dạ dày. Nhờ đó chứng đầy bụng và khó tiêu của trẻ được cải thiện một cách đáng kể.

Omeprazole được biết đến là thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh
Omeprazole được biết đến là thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh

1.2. Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc kháng sinh histamin bao gồm thuốc: Zantac và Pepcid.

Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng: Ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, ăn không tiêu, và rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ.

Zantac có khả năng ức chế sản sinh axit ở dạ dày
Zantac có khả năng ức chế sản sinh axit ở dạ dày

1.3. Thuốc Enterogermina

Enterogermina là thuốc sinh học đường uống.

Loại thuốc này được sử dụng trong điều trị tiêu chảy, rối loạn đường ruột và mất cân bằng vi khuẩn do dùng kéo dài các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.

Enterogermina là thuốc điều trị bệnh lý về tiêu hóa
Enterogermina là thuốc điều trị bệnh lý về tiêu hóa

1.4.  Men tiêu hóa

Men tiêu hóa là một tổ hợp enzym tiêu hóa do các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa tiết ra nhằm chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng như: Acid amin, vitamin.

Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, bụng khó tiêu.

Mẹ có thể cho bé uống men tiêu hóa khi bị đầy hơi
Mẹ có thể cho bé uống men tiêu hóa khi bị đầy hơi

1.5. Men vi sinh

Men vi sinh được xem là một dạng chế phẩm chứa các loại vi sinh vật có lợi cho sức khỏe của cơ thể.

Khi được đưa vào đường tiêu hóa, men vi sinh sẽ hỗ trợ quá trình cân bằng hệ tạp khuẩn của đường ruột.

Các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh giúp bé bớt đầy hơi
Các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh giúp bé bớt đầy hơi

1.6. Thuốc trị táo bón thẩm thấu

Thuốc trị táo bón thẩm thấu là loại thuốc chứa các hạt muối vô cơ và đường. Khi uống vào cơ thể, thuốc sẽ giữ nước trong lòng ruột và thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Nhờ đó, trẻ cảm thấy bụng nhẹ nhõm và không còn tình trạng đầy bụng, khó tiêu nữa.

Ngoài thuốc uống thì thuốc trị táo bón thẩm thấu còn có thuốc bơm trực tiếp vào hậu môn của trẻ.

Sorbitol trị chứng khó tiêu, táo bón cho trẻ nhỏ rất hiệu quả
Sorbitol trị chứng khó tiêu, táo bón cho trẻ nhỏ rất hiệu quả

2. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chống đầy hơi cho bé

2.1. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Các tác dụng phụ trẻ có thể đối mặt khi sử dụng thuốc là:

  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Mờ mắt.
  • Đau đầu.
  • Rối loạn nhịp tim

2.2. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bố mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống.

Tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều thuốc.

Không sử dụng lại đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của trẻ khác để áp dụng cho con mình.

2.3. Cách đo liều lượng thuốc

Không dùng muỗng và tự ước lượng để phân liều thuốc mà phải sử dụng các dụng cụ đo lường của nhà sản xuất kèm theo.

2.4. Không pha thuốc với các loại nước khác

Pha thuốc vào sữa sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc
Pha thuốc vào sữa sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc

Bố mẹ không nên pha thuốc với các loại nước khác như: Sữa, nướp ép hoa quả,…Vì điều này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Nước ấm luôn là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất khi cho trẻ uống thuốc.

2.5. Theo dõi phản ứng

Sau khoảng 15-30 phút đầu tiên kể từ khi trẻ uống thuốc, bố mẹ hãy kiểm tra các biểu hiện như: Hơi thở, sắc mặt, cử động của con. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì phải lập tức cho con đến bệnh viện.

2.6. Cho trẻ đi khám bác sĩ khi triệu chứng không cải thiện

Nếu đã sử dụng thuốc chữa đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh mà không thấy vấn đề của con có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

3. Cách chăm sóc trẻ bị đầy hơi

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để khắc phục chứng đầy hơi cho trẻ bố mẹ cần kết hợp các biện pháp chăm sóc con tại nhà sau:

  • Massage bụng cho bé: Sau khi bé ăn được khoảng 30 phút, bố mẹ hãy massage nhẹ nhàng theo kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé.
  • Giúp bé xì hơi: Giúp bé xì hơi từ dạ dày ra ngoài bằng cách ôm bé sát và ngực và hơi ngả người ra sau.
  • Chườm nóng bụng bé: Để chườm nóng cho bé, bố mẹ chỉ cần lấy 2 chiếc khăn ấm. 1 chiếc gấp gọn lên bụng còn 1 chiếc quấn quanh bụng để cố định.
  • Giúp trẻ ợ hơi: Cách giúp bé ợ hơi rất đơn giản. Bố mẹ hãy bế bé sao cho đầu tựa vào vai. Sau đó, vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi phát ra tiếng ợ hơi là được.
  • Cho trẻ ăn đúng tư thế và không ăn quá no: Bố mẹ nên bế trẻ khi cho ăn và chia nhỏ các cữ bú để dạ dày trẻ kịp tiêu hóa.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi đến bố mẹ. Nếu như có ý định dùng thuốc chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh bố mẹ đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Leave a Reply