Mục lục
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thế nhưng, vẫn có không ít bố mẹ lo lắng, bối rối và không biết nên làm gì để giúp con khắc phục lại tình trạng này.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ cùng những biện pháp khắc phục hiệu quả. Bố mẹ hãy theo dõi ngay nhé.
1. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là sự di chuyển ngược của thức ăn trong dạ dày lên thực quản rồi chảy ra khỏi miệng.
Các biểu hiện bên ngoài như: Ợ hơi, đầy bụng, nôn trớ, ọc sữa có thẻ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị trào ngược dạ dày.
Tỷ lệ trào ngược dạ dày ở trẻ tăng dần từ lúc 2 tháng tuổi đến hết giai đoạn 6 tháng tuổi.
2. Tại sao bé bị trào ngược dạ dày?
2.1. Cơ thể chưa phát triển hoàn toàn
Vòng cơ nằm giữa thực quản và dạ dày có chức năng lưu giữ thức ăn. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh khả năng đóng và mở của 2 bộ phận này chưa linh hoạt.
Hệ thống tiêu hóa của trẻ non yếu. Dạ dày còn nhỏ và nằm ngang cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị trào ngược dạ dày.
2.2. Yếu tố sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt không đúng cũng trở thành nguyên nhân làm gia tăng tình trạng trào ngược dạ dày ở các bé sơ sinh.
- Trẻ ăn quá no hoặc quá nhanh: Đây là lý do khiến dạ dày trẻ bị đầy hơi rồi nôn trớ, ọc sữa ngay khi ăn.
- Mẹ để trẻ bú sai tư thế: Tư thế bú không đúng khiến sữa trong dạ dày trẻ dễ bị trào ngược ra ngoài hơn.
- Trẻ không được ợ hơi sau khi ăn: Sau khi ăn, hơi ở trong bụng trẻ rất nhiều. Nếu không được ợ hết ra ngoài thì rất có thể trẻ sẽ bị nôn trớ và ọc sữa.
- Bố mẹ đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn: Khi mới ăn xong, sữa trong dạ dày trẻ chưa kịp tiêu hóa. Do đó, việc nằm ngay sẽ khiến trẻ gặp phải tình trạng trào ngược.
- Thức ăn tiêu thụ mỗi ngày: Thức ăn chính của trẻ là sữa nhưng sữa lại ở dạng lỏng nên rất dễ lọt qua khe hở ở vòm họng.
3. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh hay bị trào ngược sữa và nôn trớ phần lớn là bình thường và vô hại. Theo các Bác sĩ chuyên khoa Nhi, mặc dù trẻ sơ sinh bị trào ngược nhiều lần trong ngày nhưng vẫn có thể ăn ngoan và lớn đều.
Trẻ bị trào ngược dạ dày nhưng vẫn khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng phát triển đúng với độ tuổi thì bố mẹ không cần phải lo lắng hay căng thẳng.
4. Cách điều trị trào ngược dạ dày cho bé
Để khắc phục lại chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên thay đổi chế độ chăm sóc con theo hướng khoa học.
Dưới đây là những cách có thể giúp trẻ chống lại được chứng trào ngược dạ dày được các Bác sĩ khuyên thực hiện.
4.1. Cho trẻ bú số lượng nhỏ
Giảm số lượng sữa trong mỗi bữa ăn là cách có thể hạn chế chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh.
Ngoài việc giảm lượng sữa, bố mẹ cần phải chia nhỏ cữ bú của trẻ ra thành nhiều lần hơn trong ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ tối đa là 2 tiếng rưỡi.

4.2. Tư thế ngủ
Để xử lý được chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên đặt con nằm ngửa khi ngủ. Khi trẻ ngủ, bố mẹ điều chỉnh sao cho đầu con cao hơn phần thân để hạn chế tình trạng nôn trớ, ọc sữa
Bố mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không để trẻ nằm sấp khi ngủ vì điều này rất có hại cho sức khỏe của con thậm chí có thể khiến con bị đột tử.
4.3. Cho trẻ ợ hơi
Cho trẻ ợ hơi là một cách rất hiệu quả để giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh.
Để giúp trẻ ợ hơi, bố mẹ vỗ nhẹ nhàng lên lưng trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý, thời gian cho trẻ ợ hơi mỗi lần không được quá 1 phút.
4.4. Làm đặc sữa
Chứng trào ngược có thể được khắc phục bằng cách pha thêm vào sữa mẹ hoặc sữa công thức một lượng tinh bột (Bột gạo, bột ngũ cốc).
Khi pha thêm bột bố mẹ hãy cho bé sử dụng loại núm vú có lỗ rộng để sữa chảy ra dễ dàng hơn.
4.5. Không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú
Sau khi bú xong, mẹ không đặt trẻ nằm ngay mà nên bế trẻ nhẹ nhàng trên tay khoảng 30 phút để sữa trong dạ dày con được tiêu hóa hết.
4.6. Sử dụng gối chống trào ngược
Gối chống trào ngược có khả năng hỗ trợ để giảm thiểu chứng trào ngược cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng sản phẩm này để khắc phục vấn đề của con.
5. Khi nào cần cho trẻ gặp bác sĩ?

Ở một số trẻ sơ sinh, triệu chứng trào ngược dạ dày là biểu hiện của bệnh nguy hiểm như: Hẹp môn vị, viêm thực quản do dị ứng,…Trường hợp này bố mẹ cần phải cho trẻ dùng thuốc điều trị hoặc đi khám bác sĩ.
Để nhận biết chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là do bệnh lý, bố mẹ hãy căn cứ vào các biểu hiện dưới đây:
- Trẻ không tăng cân, nặng hơn là suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu kéo dài.
- Trẻ nôn, trớ sữa nhiều ra mũi và ra miệng.
- Trẻ liên tục khạc mạnh khiến lượng sữa trong dạ dày bị phun ra rất nhiều.
- Trẻ nôn trớ ra ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
- Trẻ khạc ra máu hoặc chất giống như bã cà phê.
- Trẻ lười ăn, cuối khóc nhiều.
- Có máu trong phân của trẻ.
- Trẻ bị ho mãn tính hoặc khó thở.
- Trẻ khó chịu bất thường sau khi ăn.
- Trẻ ngoài 6 tháng tuổi nhưng hiện tượng nôn trớ vẫn liên tục xảy ra và không có dấu hiệu giảm dần.
- Trẻ bị sưng và chướng bụng.
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1. Khi nào trẻ sơ sinh hết trào ngược dạ dày?
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn lên và giảm dần sau giai đoạn 7 tháng tuổi. Hiện tượng này thường tự hết 85% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 95% ở trẻ dưới 18 tháng tuổi.
6.2. Có nên sử dụng mẹo dân gian để chữa trào ngược dạ dày cho bé không?
Các mẹo dân gian chỉ là lời truyền miệng, chưa được kiểm chứng về tính an toàn và độ hiệu quả. Nếu có ý định dùng mẹo dân gian, bố mẹ phải tìm hiểu thật kỹ xem nó có phù hợp với bé nhà mình không.
6.3. Trẻ em lớn tuổi có bị trào ngược dạ dày không?
Trẻ lớn tuổi hoàn toàn có thể gặp phải chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, khác với trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày ở trẻ lớn tuổi rất nguy hiểm cần phải được sớm điều trị để tránh biến chứng.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng trào ngược không phải là điều đáng lo. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh lại kèm theo các biểu hiện bất thường thì bố mẹ không được chủ quan.