Trẻ 2-4 tuổi trào ngược dạ dày: Coi chừng kẻo biến chứng

Trẻ 2-4 tuổi trào ngược dạ dày nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Khó thở, chảy máu thực quản,…

Thế nhưng, bệnh thường có diễn biến thầm lặng nên bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan hay xem thường những dấu hiệu ban đầu.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ 2-4 tuổi trào ngược dạ dày

Trẻ 2-4 tuổi trào ngược dạ dày là do bệnh lý
Trẻ 2-4 tuổi trào ngược dạ dày là do bệnh lý

Bố mẹ có thể nhận biết sớm chứng trào ngược dạ dày ở trẻ qua những biểu hiện cụ thể sau:

  • Trẻ bị trào ngược thường khó thở và ho nhiều.
  • Trẻ bị nôn trớ sau khi ăn dù trước đó không mệt mỏi hay ốm.
  • Trẻ bị đau bụng và đầy hơi.
  • Trẻ đi tiểu nhiều hơn nhất là vào ban đêm.
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi và răng bị sâu nhiều.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn do đau họng.
  • Trẻ biếng ăn hoặc chậm lớn.
  • Nước bọt của trẻ bị tiết ra nhiều hơn so với bình thường.

2. Nguy cơ biến chứng khi bé 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi bị trào ngược dạ dày

Khác với trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày ở trẻ từ 2-4 tuổi là do bệnh lý gây nên. Hiện tượng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm.

Đừng chủ quan khi thấy trẻ 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi bị trào ngược
Đừng chủ quan khi thấy trẻ 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi bị trào ngược

2.1. Viêm đường hô hấp

Trào ngược khiến thức ăn trong dạ dày có thể đi vào khí quản và gây ra bệnh về đường hô hấp cho trẻ.

Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, sốt cao, đau mỏi cơ khớp,…

2.2. Viêm thực quản

Khi mắc phải bệnh lý này, niêm mạc thực quản của trẻ sẽ bị viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng.

Viêm thực quản khiến cho sức khỏe của trẻ bị suy yếu. Trẻ thường xuyên bị đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua thậm chí là có thể dẫn đến ung thư thực quản.

2.3. Viêm loét dạ dày

Một trong những biến chứng nguy hiểm nữa của trào ngược dạ dày là viêm loét dạ dày. Bệnh lý này khiến cho trẻ bị đau bụng, khó tiêu và đầy hơi.

Ngoài ra, trẻ bị viêm loét dạ dày còn bị rối loạn giấc ngủ, sức đề kháng kém và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

Trẻ bị trào ngược dạ dày nhưng vẫn khỏe mạnh và lớn đều thì bố mẹ có thể giúp con khắc phục tại nhà.

Dưới đây là những biện pháp có thể làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày ở bé được các bác sĩ khuyên nên thực hiện.

  • Cho trẻ ăn thành từng bữa nhỏ: Bố mẹ nên tăng số bữa ăn trong ngày và giảm lượng thức ăn khi thấy trẻ có triệu chứng trào ngược.
  • Lựa chọn thực phẩm có khả năng trung hòa axit: Bố mẹ có thể chọn các thực phẩm như: Thịt gà, thịt bò, dưa hấu,…Để hỗ trợ giảm thiểu chứng trào ngược ở bé.
  • Hạn chế các thực phẩm tăng tiết axit: Các loại hoa quả (cam, dứa,..) và đồ uống có ga khiến axit trong dạ dày tăng cao. Do đó, muốn chứng trào ngược không nghiêm trọng hơn thì bố mẹ không cho trẻ ăn chúng.
  • Hạn chế các loại thức ăn nhiều giàu mỡ như: Gà rán, khoai tây chiên,…
  • Tư thế ngủ: Luôn để trẻ ngủ ở tư thế đầu cao hơn bụng để hạn chế tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược lên.
  • Quần áo cho trẻ: Tránh để trẻ mặc quần áo quá chật cũng là cách giúp dạ dày trẻ dễ chịu hơn.
Trẻ bị trào ngược dạ dày cần phải tránh xa đồ chiên rán
Trẻ bị trào ngược dạ dày cần phải tránh xa đồ chiên rán

4. Lời khuyên cho bố mẹ

Bố mẹ nên tìm đến sự chăm sóc y tế khi thấy triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng.

Dưới đây là những biểu hiện cảnh báo tình trạng trào ngược ở trẻ đã gặp biến chứng, bố mẹ không được chủ quan:

  • Trẻ nôn nhiều lần trong ngày. Chất nôn có lẫn máu và dịch mật.
  • Trẻ bị tiêu chảy và có dấu hiệu bị mất nước.
  • Trẻ không hứng thú với việc ăn uống.
  • Trẻ bị sụt cân, chậm lớn.
  • Trẻ bị đau, tức ngực.

Không còn là vấn đề sinh lý thông thường, trẻ 2-4 tuổi trào ngược dạ dày là do bệnh lý. Bố mẹ cần quan sát kỹ diễn biến sức khỏe của trẻ để có được phương án xử lý kịp thời.

Leave a Reply