Trẻ bị nôn bất thường: Mẹ khóc hết nước mắt vì chủ quan

Trẻ bị nôn bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khi thấy trẻ có biểu hiện nôn bất thường, việc quan trọng nhất bố mẹ cần phải làm là xác định rõ lý do trẻ bị nôn để tìm ra được cách thức điều trị phù hợp và an toàn nhất.

1. Phân biệt trẻ bị nôn bất thường với ọc sữa bình thường

1.1. Trẻ bị ọc sữa bình thường

Các tiêu chí để xác định tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ là bình thường:

  • Tình trạng nôn trớ và ọc sữa chỉ xảy ra nhiều khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Giai đoạn từ 6-12 hiện tượng này sẽ giảm dần rồi chấm dứt hoàn toàn.
  • Trẻ bị nôn trớ nhưng cân nặng vẫn phát triển bình thường. Con vẫn ăn ngoan, ngủ ngoan và chơi đùa vui vẻ.
  • Trẻ nôn trớ và không kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác.

1.2. Trẻ bị nôn bất thường

Trẻ bị nôn bất thường nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm
Trẻ bị nôn bất thường nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Hiện tượng nôn ở trẻ bị cho là bất thường nếu có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị nôn liên tục và kéo dài trong khoảng 3-4 ngày.
  • Trẻ bị ợ nóng nhiều.
  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao kèm theo những cơn ho dai dẳng.
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng mặc dù trước đó đã được uống nước điện giải.
  • Trẻ nôn ra chất dịch màu xanh hoặc màu vàng.
  • Trường hợp thấy chất dịch của con có cả máu thì mẹ cần nhanh chóng cho con đi gặp bác sĩ.
  • Trẻ bị nôn kèm theo các triệu chứng khác như: Nổi mề đay, co giật,…cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
  • Tình trạng nôn trớ kéo dài khiến trẻ bỏ bú.
  • Cân nặng của trẻ có dấu hiệu chững lại.

2. Nguyên nhân gây nôn trớ bất thường ở trẻ

Trẻ bị nôn bất thường có thể là do bệnh lý về đường ruột
Trẻ bị nôn bất thường có thể là do bệnh lý về đường ruột

2.1. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh gây nhiễm trùng đường ruột. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nôn trớ ở trẻ em. Khi mắc phải bệnh lý này, triệu chứng nôn trớ ở trẻ có thể kéo dài đến vài ngày.

2.2. Dị ứng thực phẩm

Trẻ bị dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa kèm theo các biểu hiện khác như: Nổi mẩn đỏ, mày đay, sưng mặt,…

2.3. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị sưng đau. Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể trẻ sẽ bị đau dữ dội kèm theo triệu chứng nôn mửa.

2.4. Các bệnh nhiễm trùng khác

Nôn mửa ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng khác như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm màng não.

3. Hướng dẫn cách xử lý

3.1. Chăm sóc tại nhà

Trẻ bị nôn nhưng vẫn ăn ngoan, ngủ ngoan và khỏe mạnh thì mẹ có thể tự giúp con khắc phục tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Bù nước cho trẻ: Để bù lượng nước mất đi do nôn trớ gây ra, cứ 15 phút mẹ cho con uống nước một lần. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm nước điện giải để phòng trường hợp trẻ có thể bị mất nước.
  • Chế độ ăn: Trẻ bị nôn cần phải kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ. Vì chúng có thể khiến vấn đề trẻ đang gặp trở nên nặng hơn. Các thực phẩm mẹ cần bổ sung cho bé trong giai đoạn này đó là: Ngũ cốc khô, cà rốt nấu chín, khoai tây.
  • Không để trẻ ăn quá no: Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với một lượng sữa vừa phải để tránh tình trạng trẻ tiếp tục nôn sau khi ăn no.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế: Trẻ được bú đúng tư thế sẽ ít bị nôn trớ hơn. Khi cho trẻ bú, mẹ nên bế trẻ lên. Tư thế bú tốt nhất đó là đầu cao hơn bụng để thức ăn trong dạ dày của trẻ không bị trào ngược ra ngoài.
Bù nước là việc quan trọng nhất khi trẻ bị nôn trớ
Bù nước là việc quan trọng nhất khi trẻ bị nôn trớ

3.2. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Nếu đã áp dụng các cách điều trị bên trên rồi nhưng tình trạng nôn trớ của trẻ không được cải thiện thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.

Trường hợp trẻ đã đi khám bác sĩ và được cho về nhà để tự chăm sóc thì bố mẹ hãy tuân thủ tuyệt đối theo những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Nôn trớ là hiện tượng dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nôn bất thường lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Khi thấy trẻ bị nôn bất thường hãy đưa con đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Leave a Reply