Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ: Hãy coi chừng 4 trường hợp sau

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ có nguy cơ bị mất nước. Mà hậu quả của việc mất nước thì lại cực kỳ nghiêm trọng.

Hãy theo dõi những thông tin chia sẻ trong bài viết này để biết cách xử lý sớm khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy và nôn trớ nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đường ruột đang gặp vấn đề
Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đường ruột đang gặp vấn đề

Trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn trớ không phải là hiện tượng sinh lý bình thường. Rất có thể nó là biểu hiện bên ngoài của một số bệnh lý về đường ruột dưới đây:

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Trong những năm đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn.

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề là nguyên nhân chính gây ra chứng tiêu chảy, phân sống và kèm theo cả nôn trớ.

1.2. Tiêu chảy cấp

Phần lớn, trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ là do tiêu chảy cấp gây nên. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể làm cho trẻ kiệt sức, mất nước và suy dinh dưỡng.

1.3. Ngộ độc thực phẩm

Thức ăn kém chất lượng, mất vệ sinh khiến cơ thể trẻ bị ngộ độc. Biểu hiện của việc ngộ độc thức ăn sẽ là tiêu chảy và ói mửa.

1.4. Dị ứng với sữa công thức

Trong sữa công thức của trẻ thường có thêm thành phần protein. Nếu cơ thể trẻ không dung nạp được thành phần này thì sẽ xảy ra phản ứng và dẫn đến việc bị tiêu chảy và nôn trớ.

2. Ảnh hưởng của tiêu chảy và nôn trớ đến sức khỏe bé

2.1. Mất nước điện giải

Trẻ bị tiêu chảy kèm nôn trớ rất dễ bị mất nước
Trẻ bị tiêu chảy kèm nôn trớ rất dễ bị mất nước

Nếu tiêu chảy và nôn trớ ở cấp độ nhẹ thì trẻ sẽ không bị mất nước. Thế nhưng tiêu chảy và nôn trớ ở mức độ trung bình và nặng thì cơ thể trẻ sẽ bị mất nước nhanh chóng.

Hậu quả của việc mất nước là rất lớn. Nó có thể khiến trẻ bị co giật và tổn thương não. Vì vậy, bạn cần nhận biết sớm những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước.

Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng mất nước mẹ cần chú ý:

  • Trẻ khô miệng và thường xuyên cảm thấy khát nước.
  • Trẻ có dấu hiệu chóng mặt, uể oải và mệt mỏi.
  • Trẻ ít đi tiểu hơn và nước tiểu màu vàng.
  • Da của trẻ khô và mát bất thường.

2.2. Nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, tiêu chảy kèm ọc sữa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Suy dinh dưỡng và tiêu chảy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thiếu dinh dưỡng càng khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn biến nặng hơn.

2.3. Tử vong

Mất nước nặng cũng chính là lý do làm trẻ bị sốc trụy mạch và nhiễm độc. Thậm chí trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

2.4. Gây ra các biến chứng khác

Tiêu chảy và nôn trớ có thể khiến trẻ mắc một số bệnh lý đi kèm khác như: Viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu, viêm phổi.

Nguyên nhân là do trẻ bị tiêu chảy lại thiếu chất dinh dưỡng cùng với sức đề kháng kém tạo điều kiện cho bệnh tật tấn công.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy nôn trớ

Trường hợp trẻ bị nôn trớ kèm theo tiêu chảy ở mức độ nhẹ không bị mất nước và không có biểu hiện bất thường nào khác thì mẹ có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây để giúp con khắc phục.

3.1. Bù nước điện giải cho bé

Mất nước nhiều có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái nguy cấp. Vì vậy, khi trẻ có hiện tượng tiêu chảy kèm nôn trớ việc quan trọng nhất là phải bù lượng nước đã bị mất đi.

Để bù nước cho trẻ, ngoài nước lọc mẹ có thể sử dụng Oresol. Dung dịch này giúp hạn chế tình trạng mất nước cho ở trẻ. Tuy nhiên, khi dùng Oresol cần lưu ý liều lượng, cách dùng và theo dõi khả năng đáp ứng thuốc của bé.

Mẹ có thể dùng Oresol để bù nước kịp thời cho bé
Mẹ có thể dùng Oresol để bù nước kịp thời cho bé

3.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Với trẻ bú mẹ: Bạn nên tăng số lần bú của con bằng cách chia nhỏ cữ bú. Mỗi lần bú, bạn tránh để trẻ ăn quá no vì điều này ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột của con.

Với trẻ ăn dặm: Mẹ nên cho bé ăn bột hoặc cháo nấu cùng thịt lợn, thịt gà, dầu thực vật. Ngoài ra, mẹ cho bé ăn thêm quả chín hoặc nước hoa quả như chuối, cam, xoài để bổ sung vitamin và dưỡng chất.

Lưu ý: Mẹ nhớ là đừng cho bé ăn thực phẩm nhiều chất xơ hay ngũ cốc nhé. Vì lúc này dạ dày và đường ruột của con đang rất yếu chưa thích ứng được đâu.

Không cho trẻ ăn ngũ cốc khi đang bị tiêu chảy và nôn trớ
Không cho trẻ ăn ngũ cốc khi đang bị tiêu chảy và nôn trớ

3.3. Bổ sung lợi khuẩn cho bé

Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cho đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ tốt hơn. Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu ọc sữa kèm theo nôn trớ thì việc bổ sung lợi khuẩn càng trở nên cần thiết hơn.

Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng cách sử dụng men vi sinh. Một số loại men vi sinh dùng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo: Men vi sinh Enterogemia, Men vi sinh Bouna Simbiosistem,…

4. Trường hợp cần đưa bé đi khám

Ọc sữa lại kèm theo tiêu chảy có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, khi thấy trẻ bị nôn trớ đi ngoài kèm theo các biểu hiện dưới đây, mẹ đừng do dự mà hãy đưa con đi khám ngay nhé:

  • Trẻ nôn và đi ngoài nhiều hơn 2 ngày.
  • Dịch nôn của trẻ có màu xanh hoặc màu vàng.
  • Trẻ bắt đầu có triệu chứng mất nước.
  • Trẻ bị sốt cao từ 38-40 độ.
  • Trẻ mệt mỏi, cuối khóc nhiều.
  • Phân có màu và người bị phát ban.
  • Trẻ co giật và khó thở.
  • Trẻ bị đau bụng liên tục và đau quằn quại.

Nôn trớ và tiêu chảy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ nên mẹ không được chủ quan. Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ nặng mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply