Bí quyết chăm sóc trẻ nôn trớ có mùi chua từ chuyên gia

Hỏi

Em chào chuyên gia. Em có câu hỏi này muốn nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia.

Bé nhà em hiện nay được 5 tháng tuổi rồi nhưng vẫn thường xuyên bị nôn trớ có mùi chua nhất là sau khi bú mẹ xong.

Hiện tại thì con vẫn ăn ngoan và bú mẹ tốt. Thế nhưng em sợ là tình trạng này nếu cứ kéo dài mãi thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Chuyên gia cho em hỏi liệu có cách nào để giúp bé nhà em khắc phục lại tình trạng này hay không chứ thấy con như vậy em lo quá.

Mong sớm nhận được sự tư vấn của chuyên gia. Em cảm ơn chuyên gia rất nhiều!

Đáp

Nôn trớ có mùi chua là hiện tượng rất quen thuộc và phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mặc dù vấn đề này khó có thể chấm dứt hẳn trước giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi nhưng vẫn có một số biện pháp để khắc phục.

Để hiểu rõ hơn về những biện pháp này, bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ có mùi chua

Trẻ nôn trớ có mùi chua do dạ dày non yếu, chưa hoàn thiện
Trẻ nôn trớ có mùi chua do dạ dày non yếu, chưa hoàn thiện

Nôn trớ có mùi chua là hiện tượng xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Có 2 nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng này đó là:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Dạ dày nhỏ, nằm ngang. Tâm vị dạ dày lỏng lẻo.
  • Cách chăm sóc trẻ chưa đúng: Bố mẹ để trẻ bú quá no, cho trẻ nằm ngay sau khi ăn mà không dành thời gian giúp con ợ hơi,…

Chất nôn trớ có mùi chua là do sữa vào trong cơ thể gặp các chất dịch có trong dạ dày nên thành phần sữa bị thay đổi. Ngoài ra, khi ra khỏi miệng trẻ sữa gặp không khí cũng sẽ chuyển sang mùi chua nhiều hơn.

Điều mẹ cần hiểu rõ:

  • Nôn trớ có mùi chua ở trẻ sơ sinh là điều hết sức bình thường. Hiện tượng này xảy ra do sinh lý của trẻ chưa hoàn thiện và cách bố mẹ chăm sóc con chưa đúng.
  • Tình trạng nôn trớ ở trẻ sẽ được cải thiện khi mẹ thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của con.

2. Biện pháp giúp bé bớt nôn trớ sau ăn

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng nôn trớ có mùi chua ở trẻ sơ sinh đó là thay đổi thói quen chăm sóc hàng ngày.

Dưới đây là 6 thói quen tốt được các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên thực hiện để bé bớt bị nôn trớ.

Chia nhỏ khẩu phần ăn là cách để trẻ bớt nôn trớ
Chia nhỏ khẩu phần ăn là cách để trẻ bớt nôn trớ
  • Cho trẻ ăn đúng tư thế: Tư thế ăn thiếu khoa học là nguyên nhân trực tiếp làm trẻ bị nôn trớ có mùi chua. Muốn trẻ ít gặp phải vấn đề này, khi cho ăn mẹ hãy bế trẻ lên và luôn để đầu con cao hơn bụng.
  • Chia nhỏ cữ bú của trẻ: Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ ăn từ 8-12 lần/ngày và khoảng cách giữa các cữ bú là 2-3 tiếng.
  • Kiểm soát tốc độ bú của trẻ: Trong lúc trẻ ăn, mẹ cần để trẻ bú một cách chậm dãi để tránh việc nuốt phải hơi thừa và gây ra hiện tượng đầy bụng.
  • Không để trẻ ăn quá no một lúc: Dạ dày của trẻ rất nhỏ vậy nên mỗi cữ bú mẹ chỉ cho con ăn một lượng sữa vừa phải.
  • Không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn: Sau khi trẻ ăn xong, mẹ đừng vội đặt trẻ nằm ngay mà hãy dành thời gian giúp con ợ hơi. Đây là việc làm rất quan trọng nếu muốn trẻ ít bị nôn trớ sau khi ăn.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi nôn trớ không kèm theo các triệu chứng nào khác thì là bình thường. Thế nhưng, khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện dưới đây mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện vì có thể trẻ nôn trớ do mắc bệnh lý:

Đưa trẻ đi khám nếu nôn trớ có mùi chua kèm tiêu chảy
Đưa trẻ đi khám nếu nôn trớ có mùi chua kèm tiêu chảy
  • Trẻ được hơn 6 tháng tuổi nhưng tình trạng nôn trớ vẫn không thuyên giảm.
  • Trẻ nôn trớ liên tục trong vòng 24 tiếng.
  • Trẻ nôn trớ kèm theo các biểu hiện như: Co giật, mệt lả người, cơ thể ở trạng thái lơ mơ.
  • Xuất hiện máu hoặc chất có màu xanh khi nôn trớ.
  • Bụng trẻ chướng và đầy hơi.

Bạn thân mến! Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc của bạn.

Hy vọng, với thông tin chia sẻ trên bạn đã biết cách để khắc phục lại tình trạng trẻ nôn trớ có mùi chua. Cảm ơn sự tin tưởng của bạn. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh.

Leave a Reply