Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì, kiêng gì?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì là chủ đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi thức ăn hàng ngày mẹ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa trong cơ thể.

Nếu mẹ đang băn khoăn và cần tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này thì cập nhật ngay những thông tin chúng tôi chia sẻ ở bài viết này nhé.

1. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì?

1.1. Trái cây tươi

Chuối nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Chuối nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Vitamin và chất xơ có trong các loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi bé con nhà mình bị đầy hơi, chướng bụng mẹ cần bổ sung các loại trái cây nhiều hơn.

Mẹ nên ưu tiên ăn các loại hoa quả mềm như: Chuối, đu đủ, táo, dưa hấu, nho, lê,…

1.2. Đạm động vật

Các loại thực phẩm như: Cá, trứng, thịt gà,… không chỉ chứa nhiều chất đạm mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Nếu muốn khắc phục chứng đầy hơi, khó tiêu cho bé thì mẹ đừng quên bổ sung những món ăn này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.

1.3. Các loại rau củ

Rau đay, mồng tơi, khoai lang, sắn dây, măng tây là những thực phẩm có khả năng nhuận tràng và cải thiện đường ruột rất tốt.

1.4. Gia vị và rau thơm

Các loại rau thơm như: Rau diếp cá, tía tô, hẹ,… không chỉ có khả năng sát khuẩn, chống viêm mà chúng còn là thực phẩm giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

1.5. Sữa chua

Trong danh sách những thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ bị chướng bụng thì chắc chắn không thể thiếu sữa chua.

Thành phần men vi sinh có trong sữa chua giúp ngăn ngừa sự tích tụ khí dư thừa ở bụng của trẻ nhỏ. Từ đó hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, chứng đầy hơi cũng được cải thiện một cách đáng kể.

1.6. Trà thảo dược

Các loại trà thông thường không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhưng các loại trà thảo dược như: Bạc hà, gừng, hoa cúc,…lại có tác dụng làm giảm sự kích thích và chống lại các cơn co thắt bất thường của dạ dày.

Khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu mẹ hãy nhâm nhi một chút trà thảo dược vừa để thư giãn và vừa để cải thiện vấn đề mà bé nhà mình đang gặp phải nhé.

1.7. Uống nhiều nước hơn

Nước là chất có khả năng trung hòa chất lỏng và dịch vị acid trong dạ dày. Việc mẹ không uống đủ nước sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của con. Do đó, hàng ngày mẹ cần phải bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của mình.

2. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ không nên ăn gì?

2.1. Đồ ăn mặn, nhiều muối

Mẹ ăn cà muối có thể khiến bé bị đầy bụng hơn
Mẹ ăn cà muối có thể khiến bé bị đầy bụng hơn

Muối gây nên tình trạng tích nước, chướng bụng, đầy hơi và thúc đẩy vi khuẩn HP hoạt động mạnh hơn.

Do đó, khi trẻ bị đầy bụng mẹ nên tránh thật xa những món sau: Món kho mặn, đồ đóng hộp, cá muối, cà muối,…

2.2. Đồ ăn cay nóng

Các thực phẩm như: Ớt tươi, tương ớt, sa tế, mù tạt được xếp vào nhóm những loại gia vị mẹ cần phải tuyệt đối tránh xa trong thời điểm bé đang bị khó tiêu, căng cứng bụng dạ.

Nguyên nhân là do tính cay nóng của các loại gia vị này có thể gây kích thích niêm mạc đường ruột của bé sau khi bú sữa mẹ.

2.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ chiên nướng

Mẹ không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc các đồ ăn nhanh như: Xúc xích, pizza, lạp xưởng và tất cả các món chiên xào. Vì những thực phẩm này có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi và chướng bụng.

2.4. Các loại nước uống có gas hay đồ uống có cồn

Những loại nước ngọt chứa nhiều khí carbon dioxide có thể làm tăng tình trạng chướng bụng, ợ hơi liên tục ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên thay thế nước ngọt và đồ uống có ga bằng nước lọc, trà hay nước trái cây để tốt cho sức khỏe của bé nhé.

2.5. Một số loại rau

Mẹ không nên ăn các loại rau họ đậu như: Đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan. Theo các chuyên gia, hàm lượng protein có trong các loại đậu này rất cao. Nó khiến chứng đầy bụng, khó tiêu của bé nặng hơn.

Ngoài ra, một số loại rau củ như: Bông cải, cà tím, bắp cải  cũng được liệt kê vào nhóm những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong bữa cơm hàng ngày mẹ nên tránh xa chúng ra nhé.

3. Cách chế biến một số món ăn tốt cho hệ tiêu hóa của bé

3.1. Cháo gạo lứt giá đỗ

Cháo gạo lứt giá đỗ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Cháo gạo lứt giá đỗ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Chuẩn bị:

  • 1 thìa gạo lứt.
  • 1 thìa gạo tẻ.
  • 1 thìa giá đỗ.
  • 1 vài hạt hạnh nhân và hạt điều.
  • 1 thìa đường.
  • 60ml nước.
  • 60ml sữa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm gạo lứt và gạo tẻ đã vo sạch vào trong nước ấm khoảng 1 giờ đồng hồ rồi vớt ra.
  • Bước 2: Rửa sạch giá đỗ sau đó vớt ra rổ và để cho ráo nước.
  • Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu gồm hỗn hợp gạo, giá đỗ, hạnh nhân, hạt điều vào nồi nước sạch.
  • Bước 4: Đặt nồi lên bếp đun tới khi nước sôi rồi cho nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy đều để tránh nồi cháo bị khê. Khi thấy nước trong nồi cạn dần thì cho thêm nước.
  • Bước 5: Bỏ thêm sữa tươi và đường vào đảo đều cho tan khi cháo trong nồi đã đủ mềm.
  • Bước 6: Tắt bếp để 10-15 phút cho nguội rồi thưởng thức.

3.2. Cháo đậu xanh khoai tây

Mẹ ăn cháo đậu xanh khoai tây chứng đầu bụng của bé sẽ sẽ giảm
Mẹ ăn cháo đậu xanh khoai tây chứng đầu bụng của bé sẽ sẽ giảm

Nguyên liệu:

  • 1 nắm đậu xanh.
  • 2 nắm gạo tẻ.
  • 5g dầu ăn.
  • 1 củ khoai tây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Khoai tây luộc chín, tán nhuyễn. Đậu xanh rửa sạch.
  • Bước 2: Cho gạo đã vo sạch vào 500ml nước rồi đun.
  • Bước 3: Khi thấy gạo bung nở thì thêm đậu xanh và khuấy đều tay. Tiếp theo ninh đến khi 2 nguyên liệu quyện vào nhau thì thêm khoai tây nghiền vào.
  • Bước 4: Nêm gia vị, dầu ăn và muối rồi tắt bếp để nguội và thưởng thức.

3.3. Cháo tía tô

Mẹ nên ăn cháo tía tô khi bé bị đầy hơi, chướng bụng
Mẹ nên ăn cháo tía tô khi bé bị đầy hơi, chướng bụng

Nguyên liệu:

  • 1 nắm gạo.
  • 50g thịt băm.
  • Gia vị: Hành lá, tía tô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho gạo vào nồi nước rồi nấu đến khi thành cháo.
  • Bước 2: Cho một ít dầu ăn vào chảo rồi đem thịt băm xào thơm.
  • Bước 3: Khi cháo đã chín nở thì thêm thịt băm vào và đảo đều.
  • Bước 4: Đun thêm 5 phút thì nêm gia vị cho vừa ăn rồi bỏ tía tô, hành lá đã rửa sạch và thái nhỏ vào và khuấy đều.
  • Bước 5: Múc ra bát cho nguội bớt rồi ăn.

Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Với những chia sẻ trên, mong là mẹ đã biết khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì.

Leave a Reply