Trẻ sơ sinh bị đầy bụng: Kinh nghiệm chăm 3 nhóc từ mẹ trẻ

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là hiện tượng xảy ra do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nhiều mẹ cảm thấy vô cùng bối rối và lo lắng vì không rõ nguyên nhân và cách xử lý ra sao.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích rõ những lý do khiến trẻ gặp phải tình trạng này cùng những biện pháp khắc phục hiệu quả. Mẹ hãy theo dõi và áp dụng ngay tại nhà nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Protein trong sữa công thức có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Protein trong sữa công thức có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Không tiêu hóa được protein trong sữa: Thành phần protein có trong sữa công thức khi vào cơ thể nhưng không được tiêu hóa hết thì sẽ gây ra chứng sình bụng ở trẻ sơ sinh.

Không dung nạp được lượng lactose trong sữa: Cơ thể trẻ không đủ enzyme để tiêu hóa lượng đường lactose là nguyên nhân khiến bé bị khó tiêu sau khi bú sữa mẹ và sữa công thức.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Trẻ mới chào đời, các cơ vòng ở dạ dày chưa hoạt động đúng cách và vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng rất ít.

Thức ăn của mẹ: Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng chính là thủ phạm khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi sau khi bú mẹ.

Trẻ ăn dặm sớm: Hệ tiêu hóa non yếu nên việc để trẻ ăn dặm sớm khiến dạ dày con bị quá tải, gây ra chứng đầy hơi.

Trẻ sử dụng thuốc: Tác dụng của thuốc làm các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt. Khi lượng vi sinh đường ruột bị mất cân bằng thì hiện tượng khó tiêu, đầy hơi ở bé sẽ xảy ra.

2. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị khó tiêu, đầy bụng

Trẻ xì hơi nhiều lần là dấu hiệu của chứng đầy hơi
Trẻ xì hơi nhiều lần là dấu hiệu của chứng đầy hơi

Bố mẹ có thể nhận biết triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh qua các biểu hiện sau:

  • Sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn. Mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy âm thanh bụp bụp.
  • Trẻ sơ sinh bị chướng bụng và nôn trớ sau khi ăn.
  • Trẻ quấy khóc và khó ngủ.
  • Trẻ lười ăn hơn so với bình thường.
  • Trẻ  xì hơi nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ hay nắm chặt tay và đỏ mặt.

3. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao?

Hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh mặc dù không nguy hiểm nhưng lại là điều khiến bé cảm thấy khó chịu. Để giúp con khắc phục tình trạng này, mẹ hãy áp dụng ngay những cách chăm sóc hiệu quả dưới đây:

3.1. Massage bụng cho trẻ

Khi thấy trẻ sơ sinh bị căng bụng, mẹ có thể giúp con giảm bớt sự khó chịu này bằng cách massage bụng.

Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa. Sau đó nhẹ nhàng massage bụng của con theo chiều kim đồng hồ rồi kéo 2 tay xuống theo đường cong của bụng.

3.2. Thay đổi chế độ chăm sóc

Điều chỉnh lượng sữa: Mỗi cữ bú, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng sữa vừa đủ. Không để trẻ quá đói rồi mới cho ăn. Khoảng cách giữa các cữ bú tối thiểu là 2 tiếng đồng hồ.

Cho trẻ bú đúng tư thế: 

  • Mẹ nên cho trẻ bú đúng tư thế để bé có thể bú được nhiều sữa hơn và hạn chế việc nuốt phải hơi thừa.
  • Với bé bú bình, mẹ đảm bảo lỗ ở đầu núm luôn nhỏ để kiểm soát tốc độ nuốt sữa của con.

3.3. Bổ sung men vi sinh cho bé

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé
Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé

Men vi sinh có thể cải thiện các triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh như: Chướng bụng, đầy hơi, phân lỏng hoặc đi ngoài phân sống.

Tuy nhiên, men vi sinh cũng có 1 số tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi sử dụng cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3.4. Chườm nóng vùng bụng

Mẹ có thể dùng túi chườm để chườm lên bụng bé. Nhờ hơi nóng và sức nặng của túi chườm, hiện tượng đầy hơi sẽ được giảm đi rất nhiều.

Nếu không sẵn túi chườm, mẹ có thể lấy 2 chiếc khăn tay rồi nhúng vào nước ấm và vắt khô. Mẹ đặt chiếc khăn đầu tiên lên bụng bé. Chiếc còn lại thì quấn để cố định chiếc khăn đầu tiên.

3.5. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ

Để chống đầy hơi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần phải bổ sung nhiều chất xơ hơn trong khẩu phần ăn của mình.

Mẹ có thể tìm kiếm chất xơ trong các loại trái cây và rau xanh. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không ăn những loại quả chứa axit, các loại rau họ đậu và đồ nhiều dầu mỡ.

3.6. Giúp bé thoải mái

Nước ấm làm giãn cơ vòng hậu môn và kích thích nhu động ruột bé co giãn. Nhờ đó mà chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh được cải thiện.

Mỗi ngày, mẹ nên cho bé ngâm mình từ 1 – 2 lần trong nước ấm và mỗi lần khoảng 5 phút.

3.7. Giúp bé ợ hơi

Giúp bé ợ hết hơi thừa trong dạ dày là cách làm hiệu quả để giảm tình trạng chướng bụng.

Để ợ hơi cho bé, mẹ thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bế bé lên và để đầu con tựa vào vai mẹ.
  • Bước 2: Xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên cổ.
Vỗ lưng là cách hiệu quả để giảm đầy hơi cho bé
Vỗ lưng là cách hiệu quả để giảm đầy hơi cho bé

 4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Trẻ sơ sinh bị chướng hơi, đầy bụng bao lâu thì khỏi?

Hiện tượng chướng hơi ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần khi trẻ được 6 tháng và sẽ khỏi hẳn khi con được 1 tuổi.

4.2. Có nên dùng mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh không?

Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để chữa đầy hơi cho bé. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi dùng vì các mẹo này chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn.

4.3. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi và cuối khóc có cần đến bác sĩ không?

Trẻ bị đầy hơi và cuối khóc nhưng vẫn ăn ngoan và khỏe mạnh thì bố mẹ có thể tự chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, nếu thấy bé bị đầy hơi kèm các dấu hiệu bất thường như: Sốt cao, có máu trong phân, chậm lớn thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

4.4. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng có nguy hiểm không?

Hiện tượng đầy bụng ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi được coi là bình thường nếu con vẫn ăn ngoan và khỏe mạnh.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn mẹ đã hết rối và biết nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Chúc mẹ và bé luôn vui khoẻ.

Leave a Reply