Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng nguy hiểm như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng xảy ra do sự tắc nghẽn của đường hô hấp. Tiếng khò khè khi trẻ thở ra thường giống như tiếng huýt sáo với âm sắc trầm.

Nếu hiện tượng này diễn ra ở mức độ nhẹ thì bố mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Thế nhưng, nếu khò khè kèm biểu hiện bất thường thì lại là điều rất đáng lo ngại.

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng nhiều hơn vào ban đêm
Trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng nhiều hơn vào ban đêm

Khò khè ở cổ họng được hiểu là tiếng thở bất thường do sự tắc nghẽn của đường hô hấp dưới gây nên.

Tiếng khò khè mà trẻ phát ra nghe giống như tiếng ngáy của người lớn hoặc tiếng gió rít nhẹ. Nếu như tình trạng khò khè chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ thì mẹ có thể nghe thấy bằng tai thường.

Hiện tượng khò khè ở cổ họng xuất hiện cả khi trẻ thở ra và khi hít không khí vào phổi. Thông thường, bé sơ sinh bị khò khè ở cổ họng sẽ xuất hiện kèm theo các biểu hiện khác như: Khó thở, ngạt mũi, ho có đờm,…

2. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị khò khè ở cổ họng

2.1. Do viêm họng hoặc viêm phế quản

Viêm họng hoặc viêm phế quản được xếp vào nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải bệnh lý này.

Khi mắc phải bệnh viêm họng hoặc viêm phế quản, cổ họng và mũi của trẻ sẽ bị tắc nghẽn bởi một lượng lớn dịch nhầy không được lưu thông và khiến cho hơi thở trở nên bất thường.

2.2. Do chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng có thể do trào ngược dạ dày
Trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng có thể do trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản là do hệ tiêu hóa non nớt. Khi gặp phải triệu chứng này, ngoài việc nôn trớ sữa sau khi ăn trẻ thường có thêm biểu hiện khò khè ở cổ họng.

Trào ngược gây ra hiện tượng khò khè là do lượng thức ăn ở dạ dày bị đẩy lên rồi ứ đọng tại cổ họng rồi làm cho hơi thở của trẻ khó được thông qua đường miệng.

2.3. Do bệnh hen suyễn

Hen suyễn được xem là bệnh viêm mạn tính về đường thở. Trẻ bị hen suyễn thường có biểu hiện ho liên tục và kéo dài kèm theo hiện tượng thở khò khè nhất là vào ban đêm.

2.4. Cách chăm sóc trẻ chưa đúng

Cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và non yếu. Vì vậy, các thói quen chăm sóc trẻ thiếu khoa học như: Để trẻ ăn quá nhiều một lúc, bú ngay khi nằm,…đều có thể trở thành nguy cơ khiến bé bị khò khè, khó chịu ở cổ họng.

2.5. Do trẻ bị dị ứng

Khi dị ứng với bất kỳ một chất nào đó trong không khí như: Khói bụi, khói thuốc lá,…cơ thể trẻ sẽ xảy ra các phản ứng làm co thắt đường thở và tạo nên hiện tượng khò khè ở cổ họng.

2.6. Trẻ nuốt phải dị vật

Trong nhiều trường hợp, bé sơ sinh bị khò khè ở cổ họng không phải do bệnh lý gây nên mà là vì nuốt phải các dị vật như: Mẩu thức ăn, đồ chơi nhỏ trên sàn nhà.

3. Trẻ bị khò khè ở cổ họng nguy hiểm không?

Hiện tượng khò khè ở trẻ sơ sinh sẽ không quá đáng lo nếu bố mẹ thấy:

  • Con vẫn ăn ngoan và khỏe mạnh.
  • Chứng khò khè của con được cải thiện sau khi bố mẹ đã vệ sinh miệng và mũi sạch sẽ.

Ngược lại, hiện tượng khò khè ở cổ họng được xem là nguy hiểm nếu trẻ có các biểu hiện như:

  • Tình trạng khò khè diễn ra trong nhiều ngày dù bố mẹ đã vệ sinh miệng và mũi của trẻ sạch sẽ.
  • Con bị khó thở hoặc đau họng.
  • Con chậm lớn, lười bú và cuối khóc nhiều.
Bé sơ sinh bị khò khè và khó thở cần phải được xử lý kịp thời
Bé sơ sinh bị khò khè và khó thở cần phải được xử lý kịp thời

4. Phải làm gì khi trẻ bị khò khè?

4.1. Cho trẻ đi khám bác sĩ

Nếu tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh kèm theo bất kì biểu hiện bất thường nào khác thì tốt nhất bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám sớm.

Ngoài ra, trẻ bị khò khè trong một thời gian dài và có dấu hiệu chững cân thì cũng cần đến gặp bác sĩ.

4.2. Vỗ lưng trẻ long đờm

Khi trẻ bị khò khè ở cổ họng, bố mẹ có thể giúp con tống khứ chất đờm và dịch nhầy ra ngoài bằng cách vỗ lưng.

Để vỗ lưng long đờm giúp trẻ, bố mẹ hãy khum các ngón tay sao cho chúng khít lại với nhau. Tiếp theo, bố mẹ vỗ nhẹ nhàng vùng lưng trên của con theo chiều từ dưới lên trên.

4.3. Rửa nước muối sinh lý nếu trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi

Khi trẻ bị ngạt mũi và thở khò khè, bố mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi của con. Biện pháp này có tác dụng làm thông thoáng đường thở để khắc phục lại hiện tượng khò khè.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ như sau:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm yên và để đầu con cao hơn một chút so với phần thân.
  • Bước 2: Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi trẻ rồi đợi từ 30 – 60 giây.
  • Bước 3: Nghiêng người trẻ sang một bên để làm ráo mũi.
  • Bước 4: Lấy khăn giấy thấm sạch nước ở quanh lỗ mũi của bé.

4.4. Sử dụng một số loại thảo dược

Để cải thiện tình trạng khò khè cho bé yêu, bố mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ lá húng chanh hoặc lá hẹ.

Khi sử dụng những loại thảo dược này để chữa khò khè cho bé, bố mẹ cần có những lưu ý như: Chọn những nguyên liệu sạch, sử dụng đúng liều lượng, không kết hợp với mật ong,…

Húng chanh hấp đường phèn tốt cho chứng khò khè ở bé
Húng chanh hấp đường phèn tốt cho chứng khò khè ở bé

4.5. Chế độ ăn của trẻ

Cho trẻ ăn đúng khoa học cũng là biện pháp có thể cải thiện chứng khò khè ở cổ họng.

Khi cho trẻ bú, bố mẹ chỉ để con ăn với một lượng sữa vừa phải. Ngoài ra, bố mẹ không nên để con vừa ăn vừa nằm vì điều này sẽ khiến cho quá trình thở gặp khó khăn.

Các bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. Khi trẻ có biểu hiện này, bố mẹ hãy đưa con đi khám để sớm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Leave a Reply