Mục lục
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có phải là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của con đang gặp vấn đề nghiêm trọng hay không?
Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày để có được biện pháp xử lý đúng đắn nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày
1.1. Do sinh lý của trẻ chưa hoàn thiện
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là do hệ tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ và toàn diện.
- Dạ dày: Dạ dày của trẻ sơ sinh có đặc điểm là rất nhỏ và nằm ngang.
- Tâm vị: Khi mới chào đời, tâm vị của trẻ lỏng lẻo và chưa thể đóng mở nhịp nhàng.
1.2. Cách chăm sóc của mẹ chưa đúng
Cách chăm sóc chưa đúng, chưa khoa học cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ gặp phải tình trạng nôn trớ nhiều lần trong ngày. Cụ thể:
- Trẻ bú quá nhanh dẫn đến tình trạng nuốt phải nhiều khí thừa gây đầy bụng, khó chịu.
- Trẻ ăn quá no khiến dạ dày không kịp tiêu hóa hết lượng sữa trong dạ dày.
- Mẹ để trẻ bú sai tư thế hoặc vừa nằm vừa ăn cũng trở thành lý do làm trẻ bị nôn trớ ngay khi ăn.
- Trẻ không được vỗ ợ hơi khi ăn xong.

2. Trẻ ọc sữa bao nhiêu lần trên ngày là bình thường?
Trẻ sơ sinh bị trớ nhiều lần trong ngày có bình thường không là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, số lần ọc sữa lại không phản ánh đúng tình trạng sức khoẻ của con.
Để biết tình trạng ọc sữa ở trẻ có trở thành vấn đề đáng lo ngại không thì mẹ phải căn cứ và các yếu tố sau:
- Lượng sữa trẻ trớ: Trẻ sơ sinh bị ọc sữa bình thường thì chỉ trớ ra một lượng sữa vừa phải. Còn nếu là bệnh lý gây nên thì lượng sữa trào ra rất nhiều.
- Đặc điểm của sữa sau khi trớ: Mẹ quan sát và thấy trẻ trớ ra sữa vừa mới ăn xong thì điều này không đáng lo. Thế nhưng, nếu thấy trẻ trớ ra cả sữa cũ kèm theo dịch mật màu xanh hoặc vàng thì lại rất nguy hiểm.
- Tình hình sức khỏe của trẻ: Trẻ sơ sinh trớ sữa nhiều lần trong ngày nhưng vẫn ăn ngoan, tăng cân đều là hiện tượng bình thường. Ngược lại, nếu trẻ bị chững cân thì rất có thể con đang mắc phải bệnh lý nào đó.
Điều mẹ cần phải hiểu rõ: Đa phần các trường hợp bé sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày đều không nguy hiểm. Nếu trẻ không có biểu hiện bất thường nào khác thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm để tự chăm sóc con.

3. Biện pháp giúp trẻ bớt nôn trớ
Để giúp trẻ giảm bớt tình trạng nôn trớ sữa, mẹ có thể thực hiện theo các gợi ý sau:
- Cho trẻ bú với lượng sữa phù hợp: Nhìn chung, ở lứa tuổi của con, bé bú mỗi lần 120 – 200 ml và bú 5-6 cữ một ngày là phù hợp. Bố mẹ đừng vì căng thẳng về vấn đề cân nặng mà ép bé bú quá nhiều.
- Giúp trẻ ợ hơi: Ợ hơi là biện pháp có thể giúp trẻ bớt đầy hơi và trớ sữa. Sau khi trẻ ăn xong, mẹ khoan đặt trẻ nằm ngay mà hãy giúp con vỗ lưng để tống khứ khí thừa ra khỏi dạ dày.
- Tư thế bú: Tư thế tốt nhất mà bố mẹ nên cho trẻ bú là tư thế bế. Điều này sẽ giúp sữa dễ dàng chảy xuống cổ họng và dạ dày của con hơn.
- Kiểm soát tốc độ ăn của trẻ: Trẻ ăn nhanh và ngậm không đúng khớp ti sẽ có nguy cơ nuốt phải nhiều khí thừa gây đầy bụng và nôn trớ. Do vậy, hãy đảm bảo rằng trẻ ngậm đúng khớp ti và bú chậm rãi khi ăn.
- Tư thế ngủ: Khi trẻ ngủ, bố mẹ nên đặt bé nằm thẳng. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang nên khi để trẻ nằm nghiêng sữa trong dạ dày sẽ dễ bị trào ra ngoài hơn.

Lời khuyên: Nếu trẻ nôn trớ nhiều lần trong nhiều ngày và kèm theo các dấu hiệu bất thường như: Sốt, tiêu chảy, khó thở, sưng bụng,… thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ vì có thể con đang gặp phải bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và những sai lầm trong cách chăm sóc là lý do khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Hiện tượng này chỉ trở thành vấn đề nguy hiểm nếu cân nặng của con bị ảnh hưởng thôi bố mẹ nhé.