Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi: Hối hận nếu bỏ qua 3 bước này

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi nếu không được xử lý nhanh chóng và đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Bố mẹ hãy tìm hiểu ngay những thông tin chia sẻ trong bài viết này để nắm rõ cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi nhé.

1. Giải thích lý do trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi là do sinh lý chưa được hoàn thiện (dạ dày nhỏ và nằm ngang, tâm vị lỏng lẻo).

Ngoài ra, trẻ bị ọc sữa lên mũi còn do cách chăm sóc của mẹ chưa khoa học:

  • Mẹ để trẻ bú quá nhanh: Khi đói, trẻ thường có xu hướng bú vội vàng. Điều này dẫn đến việc con dễ nuốt phải hơi thừa gây ra tình trạng đầy bụng và nôn trớ.
  • Trẻ mất tập trung khi ăn: Việc vừa ăn lại vừa hóng chuyện có thể khiến con quên nhiệm vụ phải nuốt sữa xuống cổ họng và dẫn đến hiện tượng bị sặc sữa lên mũi.
  • Tư thế bú của trẻ chưa đúng: Trẻ bú sai cách sẽ nuốt phải nhiều hơi thừa và trở nên khó khăn trong việc kiểm soát lượng sữa ở trong họng. Vì vậy, nguy cơ sặc sữa lên mũi là rất cao.
  • Trẻ bú quá no: Trẻ bú quá nhiều một lúc khiến cho dạ dày của con bị quá tải. Việc mẹ không kiểm soát lượng sữa trẻ nạp vào cơ thể được xem là nguyên nhân lớn khiến trẻ có thể bị ọc sữa sau khi ăn.

2. Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

Ọc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nên về bản chất nó không nguy hiểm.

Nó chỉ trở thành vấn đề đáng lo ngại nếu mẹ không xử lý chất nôn trớ kịp thời khiến con bị sặc hoặc khó thở. Vì vậy, khi thấy trẻ sặc sữa lên mũi mẹ cần bình tĩnh xử lý để giúp con lấy sạch chất nôn và dịch nhầy ra khỏi mũi.

Hiện tượng sặc sữa lên mũi ở trẻ sơ sinh chỉ biến mất khi hệ tiêu hóa đã hoàn thiện. Tuy nhiên, mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng này bằng cách duy trì thói quen chăm sóc con khoa học.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa ra mũi

Khi thấy trẻ bị ọc sữa lên mũi, mẹ hãy giúp con xử lý với 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Nếu trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi khi đang ngủ thì mẹ hãy xoay người để con nằm nghiêng. Còn nếu đang bế trẻ trên tay thì tuyệt đối không dốc đầu trẻ xuống.
  • Bước 2: Mẹ dùng khăn mềm lau sạch chất nôn con trớ ra ở mũi và họng. Mẹ nhớ là phải thực hiện theo thứ tự miệng trước, mũi sau để tránh tình trạng sữa ở miệng lại ọc lên mũi tiếp nhé.
  • Bước 3: Mẹ ôm trẻ vào lòng để con được trấn an tinh thần và bớt hoảng sợ.
Bé ọc sữa lên mũi nên được nằm nghiêng để không bị khó thở
Bé ọc sữa lên mũi nên được nằm nghiêng để không bị khó thở

4. Biện pháp hạn chế tình trạng bé bị trớ sữa ra mũi

4.1. Trong khi ăn

Thực hiện đúng những yêu cầu dưới đây có thể hạn chế được hiện tượng bé bị trớ sữa lên mũi. Mẹ nhớ làm theo nhé!

  • Không để cho bé quá đói: Khi đói, con sẽ có xu hướng bú nhanh. Điều này khiến con dễ nuốt phải hơi thừa rồi gây ra hiện tượng chướng bụng và ọc sữa.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn: Mẹ nên chia nhỏ cữ bú của trẻ ra thành nhiều lần trong ngày. Mỗi lần chỉ cho bé bú lượng sữa vừa phải và nhớ là không được để con ăn quá no.
  • Đảm bảo lỗ núm nhỏ: Với bé uống sữa ngoài, mẹ phải đảm bảo lỗ ở núm vú luôn nhỏ. Vì núm vú to khiến lượng sữa dồn vào miệng quá nhanh nhưng bé lại không kịp nuốt hết dẫn đến nguy cơ sặc rất cao.
  • Cho bé ăn ở nơi yên tĩnh: Các bé thường thích hóng chuyện nên nhiều lúc quên nhiệm vụ phải nuốt sữa trong miệng dẫn đến bị sặc sữa. Để hạn chế vấn đề này mẹ nhớ cho con ăn nơi yên tĩnh nhé.

4.2. Sau khi ăn

Mẹ nên nới lỏng quần áo của bé sau khi ăn
Mẹ nên nới lỏng quần áo của bé sau khi ăn
  • Cho trẻ ợ hơi: Ngay sau khi bé ăn xong, mẹ hãy cho bé được ợ hơi. Cái này rất quan trọng đấy. Vì khi được ợ hơi, con sẽ cảm thấy bớt đầy bụng và khó chịu hơn rất nhiều.
  • Không để trẻ nằm ngay sau ăn: Bé mới ăn xong mẹ không nên đặt con nằm xuống luôn mà phải bế con ở tư thế thẳng trong vài phút. Mục đích của việc làm này là để sữa không bị trào ngược lên miệng.
  • Nới rộng quần áo bé sau khi bú xong: Khi bé ăn no, quần áo của con sẽ bị chật hơn và vô tình gây áp lực lên dạ dày. Vì thế mẹ đừng quên nới lỏng quần áo của con nhé.

Lời khuyên cho mẹ:

  • Các mẹ thường rất hoảng hốt khi con bị ọc sữa lên mũi, nhưng mẹ hãy nhớ một điều rằng chúng ta hoàn toàn có thể giúp con giảm bớt số lần bị ọc sữa lên mũi bằng cách chăm con đúng khoa học.
  • Với trường hợp con bị ọc sữa lên mũi nhiều lần trong một ngày kèm các biểu hiện bất thường như: Khó thở, sốt cao,…thì mẹ có thể đưa con đi khám nhé.

Chăm sóc trẻ đúng cách là biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi. Vì vậy, mẹ đừng quên áp dụng những điều mà chúng tôi đã chia sẻ nhé.

Leave a Reply