Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Mẹ lo sốt vó vì không rõ “nội tình”

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là một hiện tượng rất quen thuộc và phổ biến. Thấy con bị như vậy chắc hẳn bố mẹ nào cũng lo lắng và sốt ruột.

Vậy trẻ gặp phải vấn đề này là do đâu và có cách làm nào hiệu quả để giúp con khắc phục không?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều

1.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh được lý giải là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa.

  • Khác với người lớn chúng ta, dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn nằm ngang và có dung tích chứa rất nhỏ.
  • Vị trí giao giữa dạ dày và thực quản lớn.
  • Van dạ dày cũng chưa thể đóng chặt, chúng hoạt động rất lỏng lẻo.

1.2. Cách chăm sóc trẻ chưa đúng

Nếu bố mẹ mắc phải một số sai lầm sau trong quá trình chăm sóc trẻ thì hiện tượng nôn trớ, ọc sữa sẽ xảy ra:

  • Cho trẻ ăn quá nhiều một lúc.
  • Không điều chỉnh đúng tư thế ăn của con.
  • Để trẻ ăn nhanh và vội vàng.
  • Không giúp trẻ ợ hơi thừa ra khỏi dạ dày.
  • Đặt trẻ nằm ngay khi vừa mới bú xong.
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là do cách chăm sóc chưa đúng
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là do cách chăm sóc chưa đúng

2. Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường. Nó không hề nguy hiểm nên không phải là điều đáng lo ngại.

Mặc dù ọc sữa thường xuyên xảy ra trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi nhưng sức khỏe của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Trẻ vẫn có thể ăn ngoan, khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể được cải thiện nếu bố mẹ thay đổi một số thói quen chăm sóc trẻ thiếu khoa học.

Đa phần, hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh tự giảm dần sau giai đoạn 6 tháng tuổi và chấm dứt hẳn khi trẻ được 1 tuổi.

Ọc sữa sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Ọc sữa sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

3. Cần làm gì khi thấy trẻ bị ọc sữa?

3.1. Duy trì thói quen chăm sóc trẻ khoa học

Tư thế cho trẻ ăn: Mẹ nên bế trẻ lên khi cho trẻ bú. Nguyên tắc khi cho trẻ ăn là phải để đầu con luôn cao hơn bụng.

Không cho trẻ ăn quá no: Mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng sữa vừa phải. Thay vì cho trẻ ăn no một lúc, mẹ hãy chia nhỏ cữ bú để tránh việc dạ dày bị quá tải rồi dẫn đến nôn trớ, ọc sữa.

Vỗ ợ hơi cho trẻ: Vỗ lưng để ợ hơi là giải pháp hiệu quả giúp giảm tình trạng bé bị nôn trớ. Kỹ thuật vỗ ợ hơi rất đơn giản. Mẹ chỉ cần chụm các ngón tay lại rồi vỗ nhẹ nhàng lên lưng của con đến khi nghe thấy tiếng ợ phát ra là được.

Không để bé nằm luôn sau khi ăn: Thời gian tốt nhất để cho bé nằm sau khi ăn là 25-30 phút. Vì thế, khi trẻ vừa mới ăn xong bố mẹ nên bế trẻ nhẹ nhàng trên tay.

Không để trẻ quá phấn khích khi ăn: Trẻ phấn khích quá mức khi đang ăn bú sẽ rất dễ bị ọc sữa. Bố mẹ nên cho trẻ ăn ở một nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn để con không bị xao nhãng và mất tập trung.

Bố mẹ nhớ chỉ cho con ăn một lượng sữa vừa đủ thôi nhé
Bố mẹ nhớ chỉ cho con ăn một lượng sữa vừa đủ thôi nhé

3.2. Trường hợp cần cho trẻ đi khám

Ọc sữa dạng sinh lý thông thường thì không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ sơ sinh thường xuyên bị ọc sữa là dấu hiệu của bệnh lý.

Nếu như thấy trẻ có những biểu hiện cụ thể dưới đây thì bố mẹ hãy sớm cho con đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nhé:

  • Trẻ không hứng thú với việc được bú sữa nữa.
  • Bố mẹ quan sát thấy cân nặng và chiều cao của con không phát triển.
  • Trẻ nôn, ói ra sữa kèm theo dịch có màu xanh hoặc màu nâu.
  • Trẻ bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu bị mất nước.
  • Trẻ bị sốt cao, sốt co giật.
  • Trẻ bị sưng và đau bụng.

4. Những câu hỏi thường gặp về tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

4.1. Tại sao trẻ sơ sinh bú bình lại hay bị ọc hơn bú sữa mẹ?

Thông thường, trẻ sơ sinh bú bình xong sẽ dễ bị ọc sữa hơn so với ăn sữa mẹ. Có 4 nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này.

  • Thành phần có trong sữa công thức khi vào dạ dày trẻ sẽ khó tiêu hóa hơn rất nhiều so với sữa mẹ.
  • Khi trẻ bú bình, mẹ sẽ khó kiểm soát được tốc độ bú của con hơn. Trong khi đó, nhiều trẻ lại có thói quen bú nhanh nên nguy cơ nuốt phải hơi thừa vào bụng là rất lớn.
  • Trẻ không ngậm đúng khớp bú nên nuốt phải nhiều hơi, gây đầy bụng và nôn trớ.
  • Một số trẻ nhạy cảm nên kích ứng với protein có trong sữa rồi bị nôn trớ và ọc sữa.
Trẻ bú bình dễ bị ọc sữa hơn do thành phần protein trong sữa
Trẻ bú bình dễ bị ọc sữa hơn do thành phần protein trong sữa

4.2. Trẻ 1 tháng tuổi hay bị ọc sữa hơn trẻ 5 tháng tuổi đúng không?

Đúng vậy. Trẻ 1 tháng tuổi mới chào đời có hệ miễn dịch rất non yếu. Cơ quan tiêu hóa của trẻ cũng không thể ổn định được bằng trẻ 5 tháng tuổi.

4.3. Bao lâu thì trẻ sơ sinh hết bị ọc sữa?

  • Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Đến 1 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ được hoàn thiện hoàn toàn thì tình trạng ọc sữa sẽ tự biến mất.

Chắc hẳn bài viết này đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Hãy áp dụng ngay những cách chăm sóc mà chùng tôi đã chia sẻ trong bài viết để giúp bé cải thiện vấn đề trên nhé.

Leave a Reply