Mục lục
Khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài, bố mẹ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời để sức khỏe của con không bị ảnh hưởng.
Các biện pháp chăm sóc giúp khắc phục tình trạng sôi bụng và đi ngoài ở trẻ sơ sinh khá đơn giản và dễ thực hiện. Bố mẹ cùng chúng tôi khám phá ngay nhé.
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài?
1.1. Hệ tiêu hóa non kém
Khi mới chào đời, cấu trúc sinh lý của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện và rất non kém.
Dạ dày nhỏ và đường ruột lại nhiều nếp nhăn là nguyên nhân làm cho hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị rối loạn và gây ra chứng sôi bụng đi ngoài.

1.2. Đường ruột bị nhiễm khuẩn
Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virut trong đường ruột.
Những loại vi khuẩn và virut này phát triển nhanh, lấn át các vi khuẩn có lợi khiến cho bụng trẻ bị rối loạn và khó chịu.
1.3. Bất dung nạp với lactose trong sữa
Hội chứng bất dung nạp lactose được hiểu là tình trạng cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose (đường sữa).
Nếu mắc phải hội chứng này, sữa sau khi vào cơ thể trẻ sẽ bị di chuyển xuống ruột già. Dưới sự tác động của vi khuẩn, lactose sẽ bị phân hủy thành chất khí và chất lỏng, trở thành nguyên nhân gây ra các triệu chứng như: Đầy hơi, tiêu chảy.
1.4. Chế độ ăn của mẹ
Thức ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Nếu mẹ không kiêng khem cẩn thận, ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như: Đồ chiên rán, đồ cay nóng, đồ uống có gas,…thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
1.5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài là do gặp phải tác dụng phụ sau khi uống thuốc kháng sinh.
2. Trẻ bị sôi bụng và đi ngoài có nguy hiểm không?

Triệu chứng bụng sôi và đi ngoài phân lỏng ở trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên không nguy hiểm.
Phần lớn trẻ chỉ bị sôi bụng và đi ngoài nhiều ở giai đoạn 1 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi. Triệu chứng này sẽ tự giảm dần và khỏi hẳn ở những giai đoạn sau.
Việc mẹ cần làm lúc này là thay đổi chế độ chăm sóc và vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ để tránh tình trạng con bị lở loét, hăm mông.
3. Biện pháp khắc phục chứng sôi bụng và đi ngoài ở trẻ
3.1. Chọn đúng sữa công thức
Với những trẻ phải uống sữa công thức sớm, bố mẹ nên chọn những loại sữa không chứa đường lactose.
Ngoài ra, bố mẹ cần pha sữa theo đúng tỷ lệ và luôn nhớ tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha, núm vú thật sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng.
3.2. Điều chỉnh khẩu phần ăn của mẹ
Để khắc phục lại chứng sôi bụng và đi ngoài cho trẻ, mẹ cần rà soát lại chế độ ăn hàng ngày của mình.
Các món mẹ nên ăn:
Mẹ nên bổ sung các món ăn và các loại quả nhiều chất xơ như: Rau xanh, thịt gà, chuối, dưa hấu,…Vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa của con.
Các món mẹ nên kiêng:
Mẹ cần hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột (cơm, ngũ cốc), đồ ngọt, đồ cay nóng và đồ nhiều giàu mỡ.
3.3. Thay đổi cách chăm sóc trẻ
Cho trẻ ăn đúng và ăn đủ:
Chia nhỏ cữ bú của trẻ là việc làm cần thiết để cải thiện chứng đầy hơi, đi ngoài ở trẻ. Ngoài ra, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng sữa vừa đủ để dạ dày con không bị quá tải.
Massage bụng cho trẻ:
- Massage là biện pháp hiệu quả để cải thiện chứng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
- Để massage cho trẻ, bố mẹ hãy đặt 4 ngón tay ngang bụng con. Sau đó xoay tròn tay trong 2 – 3 phút cùng chiều kim đồng hồ để trẻ dễ chịu hơn.
Giúp trẻ ợ hơi:
Bố mẹ giúp con ợ hơi thừa ra ngoài bằng cách vỗ nhẹ nhàng lên lưng con khoảng 15 phút ngay sau khi ăn xong.

3.4. Bổ sung men vi sinh
Những lợi khuẩn có trong men vi sinh có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, với những trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài nhiều lần bố mẹ có thể cân nhắc cho con sử dụng chúng.
3.5. Bổ sung lợi khuẩn Probiotics
Probiotics thường được sử dụng khi trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Để bổ sung probiotics, bố mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua (khi con được khoảng 4 tháng tuổi) hoặc uống những loại sữa công thức có chứa thành phần này.
4. Cho trẻ đi khám nếu có biểu hiện lạ
Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng và tiêu chảy đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau bố mẹ không tự giúp con khắc phục tại nhà nữa mà nên cho con đến gặp bác sĩ:
- Trẻ bị đi ngoài liên tục và có dấu hiệu mất nước.
- Trẻ nôn ói kèm theo các dịch có màu lạ.
- Trẻ cuối khóc trong nhiều ngày và luôn tỏ ra khó chịu.
- Trẻ chậm lớn, hấp thụ sữa mẹ kém.
- Bố mẹ đã thay đổi chế độ chăm sóc nhưng chứng sôi bụng đi ngoài ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm.
Với 5 tuyệt chiêu trên, chắc hẳn bố mẹ đã tự tin hơn khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài. Cảm ơn bố mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.