Mục lục
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì là chủ đề vẫn luôn được quan tâm. Bởi ai cũng biết đồ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của con.
Bài viết này sẽ gợi ý những thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như những thực phẩm mẹ tuyệt đối phải tránh xa nếu không muốn hiện tượng sôi bụng của con trầm trọng hơn.
1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?
1.1. Rau xanh

Chất xơ và vitamin có trong rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy nên, khi trẻ bị sôi bụng mẹ hãy bổ sung nhiều rau xanh hơn vào cơ thể mình.
Mẹ có thể chế biến các món ăn giàu chất dinh dưỡng và ngon miệng từ các loại rau xanh như: Rau dền, rau chân vịt, rau mồng tơi.
1.2. Chế độ ăn BRAT
Các thực phẩm nằm trong chế độ BRAT gồm: Banana (Chuối), Rice (Gạo), Apple (Táo), Toast (Bánh mì).
Mẹ nên ăn theo chế độ BRAT vì đây đều là những thực phẩm giàu chất xơ nhưng ít chất béo và đạm.
Các thực phẩm này sẽ giúp mẹ bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Pectin, kali để cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh.
1.3. Sữa chua
Sữa chua chứa các lợi khuẩn có ích và giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng được ổn định. Vì thế, mỗi ngày mẹ nên ăn 1 hộp sữa chua để cải thiện vấn đề của con.
Tuy nhiên, mẹ cần nhớ là chỉ nên chọn những loại sữa chua ít đường hoặc không đường. Bởi vì đường có trong sữa cũng có thể làm tình trạng sôi bụng của bé nặng thêm.
1.4. Hoa quả tươi và rau củ
Rau củ và hoa quả tươi chứa lượng khoáng chất và vitamin dồi dào rất tốt cho sữa của mẹ. Nhờ vậy, sức đề kháng của trẻ được tăng cường, hiện tượng đầy hơi, sôi bụng ở con sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
1.5. Uống trà hoa cúc
Nếu mẹ đang thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên uống gì thì trà hoa cúc chính là một lựa chọn rất lý tưởng.
Loại trà này chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
Vì vậy, khi trẻ bị sôi bụng mẹ hãy nhâm nhi 1 tách trà hoa cúc nóng vừa để thư giãn và vừa để khắc phục vấn đề của bé nhé.

2. Những thực phẩm mẹ cần kiêng
2.1. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Khi trẻ bị sôi bụng, mẹ chỉ nên ăn những thực phẩm được chế biến chín. Ngược lại, mẹ phải tuyệt đối kiêng những thức ăn sống, tái hay tiết canh, gỏi,….để tránh làm đường ruột của con bị nhiễm khuẩn và tổn thương.
Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng tất cả những món ăn bán ngoài đường phố vì quá trình chế biến có thể không đảm bảo vệ sinh.
2.2. Chất kích thích
Mẹ cần tránh xa tất cả những chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá ngay cả khi con không gặp vấn đề về tiêu hóa. Điều này là rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con.

2.3. Các thực phẩm chứa đường
Mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm có đường như: Sữa chua có đường, sữa đặc có đường hay bánh kẹo. Vì chúng sẽ làm tăng nồng độ đường trong sữa mẹ và làm cho chứng sôi bụng ở trẻ trở nên phức tạp hơn.
2.4. Đồ nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ được liệt kê vào danh sách những món ăn mẹ nên hạn chế trong thời gian đang cho bé ăn bú. Bởi các món ăn này có thể gây kích ứng và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của trẻ nhỏ.
2.5. Thức ăn có khả năng gây dị ứng cao
Các món ăn từ hải sản và đậu nành có thể gây dị ứng cho mẹ và có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy. Do vậy, trong thời gian con đang bị sôi bụng mẹ hãy hạn chế chúng.
2.6. Các gia vị có mùi hoặc cay
Mẹ ăn các gia vị có mùi hoặc có tính chất cay nóng như: Tỏi, ớt, sa tế,…khiến mùi vị của sữa bị ảnh hưởng. Đồng thời, nó làm cho trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa và gặp phải các vấn đề về đường ruột như: Sôi bụng, đầy hơi,…

4. Lời khuyên cho bố mẹ
Sôi bụng ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý rất dễ gặp. Muốn khắc phục được vấn đề này, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống của mình, mẹ cần chăm sóc trẻ theo hướng dẫn sau:
- Chia nhỏ cữ bú và không để trẻ ăn quá nhiều một lúc.
- Cho trẻ ăn đúng tư thế và kiểm soát tốc độ ăn của con.
- Giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn.
- Massage bụng cho trẻ khi bị sôi bụng.
- Cho trẻ đi khám khi thấy con bị sôi bụng kèm các biểu hiện bất thường như: Tiêu chảy, chậm lớn, quấy khóc nhiều,…
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.