Mục lục
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi là do hệ tiêu hóa còn non kém kết hợp với những sai lầm trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng của bố mẹ.
Tuy nhiên, hiện tượng này phần lớn đều không nguy hiểm nên bố mẹ có thể tự giúp con khắc phục tại nhà bằng những biện pháp xử lý cực kỳ đơn giản.
1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi có biểu hiện thế nào?

1.1. Hiện tượng sôi bụng
Sôi bụng được hiểu là tình trạng bụng của trẻ phát ra âm thanh ọt ọt. Khi quan sát, bố mẹ sẽ thấy bụng con căng tròn hơn so với bình thường.
Hiện tượng sôi bụng có thể chỉ kéo dài một ngày nhưng cũng có thể lâu hơn tuỳ vào tình trạng và mức độ của vấn đề mà trẻ đang gặp phải.
1.2. Hiện tượng xì hơi
Xì hơi được xem là một phần của quá trình tiêu hoá thức ăn. Chứng xì hơi thường xảy ra khi cơ thể trẻ đang đào thải lượng khí độc ra khỏi ruột qua đường hậu môn.
Khi trẻ bị xì hơi, bố mẹ có thể nghe thấy tiếng tủm nhẹ kèm theo mùi thối phát ra từ cơ thể con.
2. Vì sao trẻ sơ sinh bị xì hơi và sôi bụng?
2.1. Cách chăm sóc trẻ chưa đúng

Trẻ bú quá no: Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, không dung nạp được lượng sữa lớn. Vì vậy, nếu trẻ bú quá no sữa không tiêu hoá hết sẽ bị ứ đọng và gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hoá.
Trẻ bú không đúng tư thế: Khi bú sai tư thế, lượng hơi thừa con nuốt phải sẽ nhiều hơn. Đó là nguyên nhân khiến cho bé bị sôi bụng và xì hơi nhiều.
2.2. Sữa của mẹ không đảm bảo
Mẹ ăn và uống các thực phẩm khó tiêu như: Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, cà phê,… làm hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không hấp thụ được và trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
2.3. Không dung nạp được lượng lactose trong sữa
Trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng và xì hơi nhiều là do dạ dày không tiêu hoá lượng đường lactose có trong sữa công thức.
Lượng đường này nếu không được tiêu hóa hết sẽ bị ứ đọng và gây ra các triệu chứng khó chịu cho bé như: Khó tiêu, đầy bụng, xì hơi,…
2.4. Bố mẹ cho trẻ ăn dặm sớm
Ăn dặm sớm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sôi bụng và xì hơi. Nguyên nhân là do đường ruột của trẻ non yếu chưa thể thích ứng với thức ăn lạ. Theo WHO, trẻ chỉ nên ăn dặm khi đạt tối thiểu 6 tháng tuổi.
2.5. Bình sữa của trẻ không sạch
Bình sữa không được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng cẩn thận là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn có hại. Vì vậy, tiệt trùng bình sữa là điều cần thiết cho sức khỏe của bé.
3. Biện pháp khắc phục chứng sôi bụng và xì hơi cho trẻ
3.1. Thay đổi chế độ chăm sóc trẻ
Để trẻ bú đúng tư thế:
Khi cho trẻ ăn, bố mẹ nhớ luôn để đầu con cao hơn so với dạ dày. Mục đích của việc này là giúp trẻ dễ dàng ợ hơi thừa ra khỏi cơ thể hơn.
Cho trẻ ăn lượng sữa vừa đủ:
Mỗi cữ bú, bố mẹ chỉ nên để trẻ ăn với một lượng sữa vừa phải. Đồng thời chia nhỏ thời gian bú để con không bị quá no hoặc quá đói.
Giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn:
Sau khi ăn xong, bố mẹ nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ để giúp con ợ hết khí thừa ra khỏi dạ dày. Biện pháp này sẽ giúp bé bớt đầy hơi, sôi bụng hơn.
Massage bụng cho trẻ:
Khi thấy trẻ bị xì hơi, sôi bụng bố mẹ hãy massage bụng cho con. Được massage chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.
Trước khi massage, bố mẹ hãy xoa 2 lòng bàn tay lại với nhau cho ấm. Sau đó, chà nhẹ 2 bàn tay xung quanh rốn của bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút.
3.2. Chọn sữa công thức phù hợp với trẻ
Với những trẻ sơ sinh hay bị xì hơi và sôi bụng, bố mẹ nên chọn những loại sữa có tính mát, nhiều chất xơ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tránh tất cả các loại sữa có chứa thành phần lactose để dạ dày con dễ tiêu hoá hơn.
3.3. Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Nếu trẻ sơ sinh bị xôi bụng xì hơi nhiều, bố mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống men vi sinh. Tuy nhiên, trước khi dùng nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn nhé.
3.4. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ
Muốn khắc phục chứng sôi bụng và xì hơi cho bé con nhà mình mẹ cần phải xây dựng một chế độ ăn lành mạnh.
Mẹ nên tránh tất cả những thực phẩm họ nhà đậu, nhiều chất béo và đồ cay nóng.
Ngược lại, các thực phẩm giàu chất xơ như: Bí đỏ, bông cải xanh, khoai lang,…rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, mẹ nên bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày của mình.
4. Dấu hiệu trẻ cần đi khám
Đa phần hiện tượng sôi bụng và đầy hơi ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm. Triệu chứng này sẽ tự đỡ khi trẻ lớn hơn nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng khi thấy trẻ bị sôi bụng, đầy hơi có kèm theo một trong những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ hãy cho con đi khám sớm:
- Trẻ bị tiêu chảy và có dấu hiệu bị mất nước.
- Trẻ chậm lớn, lười ăn.
- Trẻ nôn trớ nhiều và sữa nôn ra là sữa cũ.
- Trẻ đau quặn và sưng bụng.
Hệ tiêu hóa non kém và sức đề kháng yếu là lý do khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Mong là với những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi trên sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình chăm bé.