Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: 5 bí kíp cầu kì nhưng xứng đáng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là một hiện tượng rất phổ biến. Thấy bụng con ọc ạch và khó chịu, bố mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng và xót ruột.

Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng là gì và phải làm sao để giúp con khắc phục lại vấn đề này?

1. Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

1.1. Sữa mẹ có vấn đề

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do sữa mẹ có vấn đề
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do sữa mẹ có vấn đề

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và bị sôi bụng là do sữa mẹ không đảm bảo chất lượng.

Nếu ăn những thực phẩm lạ hoặc thức ăn cay nóng, sữa trong cơ thể mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Sau khi bú lượng sữa này, hệ tiêu hóa của con sẽ có nguy cơ bị rối loạn.

1.2. Trẻ không hấp thụ được lactose

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức và bị sôi bụng vào cả ban ngày và ban đêm là do cơ thể chưa có khả năng dung nạp đường lactose có trong sữa. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều ở những trẻ phải ăn sữa ngoài sớm.

1.3. Cho trẻ bú sai cách

Bố mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ, bình sữa không được sạch sẽ được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sủi bụng và đầy hơi.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị đầy hơi và chướng bụng khi con bú sai tư thế hoặc bú quá nhanh.

2. Cách nhận biết khi trẻ bị sôi bụng

Các kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bị đầy hơi và sôi bụng nhiều nhất ở giai đoạn từ 1 tháng đến 3 tháng tuổi. Khi bị sôi bụng, trẻ thường có các biểu hiện sau:

  • Nghe thấy tiếng kêu ọt ọt phát ra từ bụng trẻ.
  • Trẻ hay bị ọc sữa và nôn trớ.
  • Bụng trẻ căng tròn, đầy hơi.
  • Trẻ lười ăn, không hứng thú với việc bú sữa.
  • Trẻ cuối khóc rất nhiều và dễ cáu gắt hơn.
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Đi ngoài nhiều lần là biểu hiện rất rõ của chứng sôi bụng
Đi ngoài nhiều lần là biểu hiện rất rõ của chứng sôi bụng

3. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi và sôi bụng có sao không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và phát ra cả tiếng kêu ọc ọc được xem là bình thường nếu con vẫn ăn ngoan, khỏe mạnh và lớn đều.

Tuy nhiên, nếu thấy bụng trẻ sơ sinh sôi ùng ục và kèm theo một vài biểu hiện dưới đây bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám sớm:

  • Trẻ đang khỏe mạnh, đột nhiên lại nôn ói dữ dội và quấy khóc nhiều.
  • Trẻ sôi bụng nhiều kèm theo các dấu hiệu của bệnh lý như: Phân bất thường, đau bụng, sốt,…
  • Trẻ bị sôi bụng và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng và chiều cao.
  • Trẻ đến tuổi ăn dặm nhưng vẫn thường xuyên bị sôi bụng, khó tiêu.
Trẻ cần được đi khám khi bị sôi bụng kèm tiêu chảy
Trẻ cần được đi khám khi bị sôi bụng kèm tiêu chảy

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi và sôi bụng

4.1. Cho trẻ bú đúng tư thế

Trẻ sơ sinh bú xong thường bị sôi bụng là do nuốt phải nhiều hơi thừa khi bú. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ hãy để đầu trẻ luôn cao hơn so với phần thân trong lúc ăn. Đồng thời, nhớ là hãy để con bú với một tốc độ vừa phải.

4.2. Lựa chọn sữa phù hợp với trẻ

Các chuyên gia khuyên rằng, với những trẻ hay bị đầy hơi và sôi bụng bố mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa công thức có tính mát, ít đường lactose và giàu chất xơ.

Ngoài ra khi chọn sữa, không nên chọn những sản phẩm có thành phần là protein để tránh tình trạng trẻ bị kích ứng.

4.3. Mẹ ăn uống lành mạnh

Mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ bằng cách ăn nhiều loại trái cây trung tính như: Chuối, thanh long,….

Để ngăn ngừa tình trạng ọc sữa ở trẻ, mẹ cần hạn chế tất cả các thực phẩm nhiều tinh bột như: Cơm, ngũ cốc,…hay đồ ngọt, đồ cay nóng.

4.4. Làm sạch bình sữa

Làm sạch bình sữa cũng được xem là một trong những cách hiệu quả để chữa chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

Khi vệ sinh bình sữa, bố mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30-45 phút. Sau đó, lộn trái núm vú và dùng bàn chải đánh sạch để loại bỏ vi khuẩn.

4.5. Massage cho bé

Massage bụng có thể cải thiện chứng sôi bụng cho trẻ
Massage bụng có thể cải thiện chứng sôi bụng cho trẻ

Khi thấy bụng trẻ sơ sinh kêu ọt ọt, bố mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng của con.

Cách massage cho trẻ rất đơn giản. Bố mẹ dùng tay massage nhẹ nhàng bụng của con theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10 – 15 phút là chứng sôi bụng sẽ giảm dần.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, sôi bụng bao lâu thì khỏi?

6 tháng tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện hơn. Lúc này hiện tượng sôi bụng ở trẻ sẽ tự giảm dần rồi biến mất hoàn toàn.

5.2. Nên cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi và sôi bụng uống thuốc gì?

Một số loại thuốc sau có khả năng cải thiện chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh:

  • Thuốc chống đầy hơi.
  • Men tiêu hóa.
  • Dung dịch bù nước oresol.
  • Thuốc trị táo bón thẩm thấu.

Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị chứng sủi bụng ở trẻ sơ sinh. Trước khi có ý định dùng cho trẻ, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Chúc hành trình nuôi con của bố mẹ luôn tràn đầy năng lượng và thuận lợi.

Leave a Reply