Chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị trớ nhẹ nhàng với 3 bước

Trẻ sơ sinh hay bị trớ là do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện cùng với những sai lầm của bố mẹ trong quá trình chăm sóc con.

Muốn cải thiện được vấn đề mà trẻ đang gặp phải bố mẹ hãy thay đổi những thói quen chăm sóc con hàng ngày theo hướng tích cực và khoa học.

1. Trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa có nguy hiểm không?

1.1. Nôn trớ sinh lý

Trớ sữa sinh lý xuất hiện ngay từ khi trẻ mới chào đời. Hiện tượng này không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Giai đoạn 12-14 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoàn thiện. Lúc này hiện tượng trớ sữa sẽ tự biến mất hoàn toàn.

1.2. Nôn trớ bệnh lý

Trẻ sơ sinh hay bị trớ có thể là do mắc bệnh đường ruột
Trẻ sơ sinh hay bị trớ có thể là do mắc bệnh đường ruột

Các bệnh lý về đường ruột như: Lồng ruột, tắc ruột, rối loạn tiêu hóa,…cũng là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

Mặc dù nôn trớ bệnh lý rất ít khi gặp nhưng nó lại cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời thì sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Nôn trớ bệnh lý thường được biểu hiện qua một số triệu chứng sau đây:

  • Trẻ bị tiêu chảy và có dấu hiệu bị mất nước.
  • Cân nặng của trẻ không tăng thậm chí còn giảm.
  • Trẻ khó thở, sốt cao.
  • Trẻ bị sưng và đau bụng.

2. Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh bị trớ sữa

2.1. Chăm sóc trẻ khoa học

  • Tư thế bú: Trẻ sơ sinh bú xong hay bị trớ nhiều là do tư thế bú chưa đúng. Tư thế đúng nhất được các chuyên gia khuyến khích bố mẹ thực hiện khi cho trẻ ăn là luôn để đầu của con cao hơn so với bụng.
  • Ợ hơi: Nguy cơ nuốt phải hơi thừa và gây nên tình trạng chướng hơi, đầy bụng trong quá trình bú sữa là rất cao. Vì thế, sau khi trẻ ăn xong bố mẹ nên dành thời gian giúp con ợ hơi.
  • Điều chỉnh lượng sữa thích hợp: Mỗi cữ bú bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng sữa vừa đủ theo đúng với độ tuổi của con.
Bảng ml sữa chuẩn từ 0 đến 4 tháng tuổi của trẻ
Bảng ml sữa chuẩn từ 0 đến 4 tháng tuổi của trẻ

2.2. Sử dụng thuốc trị nôn trớ

Tác dụng: Thuốc chống nôn trớ có tác dụng giảm co bóp cơ trơn dạ dày. Nhờ đó, hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh sẽ được giảm một cách đáng kể.

Lưu ý:

  • Một điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là bố mẹ chỉ sử dụng thuốc trị nôn trớ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để cho trẻ uống.
  • Loại thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,…Vì thế, bố mẹ cần thận trọng trước khi sử dụng cho con.

2.3. Kiên nhẫn

Trẻ bị nôn trớ khiến bố mẹ vô cùng căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cứ bình tĩnh vì triệu chứng này sẽ tự giảm dần rồi khỏi khi con lớn hơn.

3. Những điều bố mẹ cần biết về nôn trớ ở trẻ sơ sinh

3.1. Trẻ sơ sinh bị trớ sữa là hiện tượng bình thường

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh thực chất chỉ là một hiện tượng bình thường. Nếu như trẻ vẫn khỏe mạnh và tăng cân thì đây không phải là điều đáng lo ngại.

3.2. Thời điểm trẻ sơ sinh bị trớ nhiều nhất

Thời điểm trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ nhất là 1 tháng tuổi. Nguyên nhân là do khi chào đời lượng nhầy trong cổ họng trẻ rất nhiều. Hơn nữa, lúc này dạ dày của trẻ rất non yếu.

3.3. Sữa công thức có thể khiến trẻ bị nôn trớ

Thành phần protein có trong sữa có thể gây kích ứng với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Khi bị kích ứng với protein, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng nôn trớ hoặc ọc sữa.

Ngoài ra, trẻ bú sữa công thức sẽ hay bị trớ hơn so với bú sữa mẹ vì thành phần có trong sữa công thức thường khó tiêu hóa.

3.3. Trường hợp trẻ cần được đi khám

Trẻ 1 tuổi và 2 tuổi vẫn hay bị trớ sữa cần được đi khám
Trẻ 1 tuổi và 2 tuổi vẫn hay bị trớ sữa cần được đi khám

Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường dưới đây bố mẹ đừng chần chừ mà hãy cho trẻ đi khám ngay nhé.

  • Trẻ sơ sinh ăn xong bị nôn trớ liên tục kèm dấu hiệu mệt lả, khó thở.
  • Trẻ nôn ói ra mật vàng.
  • Trẻ có biểu hiện mất nước và tiêu chảy.

3.4. Có thể cho trẻ bú lại ngay khi mới trớ xong

Bé vừa mới trớ sữa xong vẫn có thể được bú sữa tiếp. Tuy nhiên, trường hợp trẻ trớ nhiều sữa và cuối khóc thì bố mẹ nên để trẻ nghỉ từ 20-25 phút để dạ dày con ổn định hơn.

3.5. Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ

Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ nằm ngửa sẽ ít bị trớ sữa hơn so với những trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. Bố mẹ hãy lưu lại và áp dụng ngay nhé.

Leave a Reply