Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt: 5 cách “xử lý gọn” vấn đề

Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là một hiện tượng rất quen thuộc và phổ biến. Thấy con bị như vậy, nhiều bố mẹ rơi vào trạng thái lo lắng và thấp thỏm không yên.

Có cách nào nào để giúp bé xử lý vấn đề này không? Đừng bỏ qua bài viết này vì những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bố mẹ đấy.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt?

1.1. Do sinh lý chưa hoàn thiện

Phần lớn trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là do sinh lý
Phần lớn trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là do sinh lý

Trẻ sơ sinh bị gồng mình đỏ mặt được xem là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Hiện tượng này phần lớn là do 2 yếu tố sau tác động:

  • Thể vân, vỏ não và các tế bào thần kinh của trẻ sơ sinh đều chưa phát triển hoàn thiện. Phần dưới vỏ hoạt động chiếm ưu thế hơn. Lúc này, để thích nghi với môi trường bên ngoài, trẻ sẽ có xu hướng vặn mình và đỏ mặt.
  • Cơ thể của bé sơ sinh còn non yếu và rất nhạy cảm. Các yếu tố như: Rặn đi vệ sinh, tã bỉm ướt, môi trường ngủ không thoải mái,… cũng trở thành nguyên nhân có thể khiến bé dễ vặn mình và đỏ mặt.

1.2. Do bệnh lý

Trong một số trường hợp, bé sơ sinh hay gồng mình và đỏ mặt là do đang mắc phải các bệnh lý như: Trào ngược dạ dày thực quản, thiếu canxi hoặc vitamin D.

Tuy nhiên, trường hợp do bệnh lý thường rất hiếm gặp và nếu là do nguyên nhân này thì chúng sẽ kèm theo các biểu hiện bất thường khác.

Trường hợp bé sơ sinh vặn mình đỏ mặt do bệnh lý rất ít
Trường hợp bé sơ sinh vặn mình đỏ mặt do bệnh lý rất ít

2. Trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt có bất thường?

Trẻ sơ sinh bị rặn mình và gồng người là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Nó không nguy hiểm và cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Tình trạng này chỉ xảy ra nhiều trong giai đoạn trẻ từ 2-3 tháng tuổi. Khi cơ thể của con đã cứng cáp và hoàn thiện hơn thì hiện tượng gồng mình đỏ mặt sẽ tự khỏi.

Ngoài ra, biểu hiện vặn mình và đỏ mặt ở trẻ sơ sinh có thể được khắc phục và cải thiện thông qua chế độ chăm sóc con hàng ngày. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà không cần quá lo lắng.

Bé sơ sinh vặn mình đỏ mặt thường không nguy hiểm
Bé sơ sinh vặn mình đỏ mặt thường không nguy hiểm

3. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ vặn mình đỏ mặt

3.1. Xoa dịu cho trẻ

Khi thấy bé có biểu hiện đỏ mặt và vặn mình, bạn nên ôm con vào lòng rồi âu yếm con. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và bớt khó chịu hơn.

3.2. Tạo không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái

Bạn cần đảm bảo nhiệt độ phòng luôn giữ ở một mức ổn định, không được quá lạnh hoặc quá nóng.

Để bé bớt vặn mình và khó chịu, bạn hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của con phải thoáng mát, yên tĩnh và không bị ồn ào.

3.3. Giữ tã, bỉm và quần áo của trẻ khô ráo

Trẻ sơ sinh ngủ hay gồng mình đỏ mặt có thể là do tã bỉm của con bị tràn. Vì vậy, bạn cần chú ý thay tã và bỉm của con thường xuyên để khắc phục tình trạng khó chịu này.

Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ mặc những bộ quần áo có chất liệu vải mềm mại và có khả năng thấm hút tốt.

Giữ tã, bỉm khô thoáng để bé bớt vặn mình, khó chịu
Giữ tã, bỉm khô thoáng để bé bớt vặn mình, khó chịu

3.4. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên

Thiếu canxi và vitamin D khiến bé hay đỏ mặt và vặn mình hơn. Vì vậy, bạn hãy bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống hoặc thường xuyên cho trẻ tắm nắng.

Khoảng thời gian thích hợp nhất để bạn cho trẻ tắm nắng là từ 6h-8h sáng. Vì lúc này ánh nắng còn dịu nhẹ và dễ chịu.

3.5. Cho trẻ bú đúng và đủ

Trẻ sơ sinh hay gồng mình khi bú có thể do quá đói hoặc quá no. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chia nhỏ cữ bú trong ngày. Mỗi cữ bú chỉ để trẻ ăn một lượng sữa vừa phải.

Sau khi trẻ ăn xong, bạn nên dành thời gian giúp con ợ hơi. Điều này giúp cho cơ thể trẻ dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

Để giúp trẻ ợ hơi, bạn hãy bế trẻ lên sao cho cằm của con tự vào vao mình. Tiếp theo, bạn chụm các ngón tay lại và vỗ nhẹ nhàng lên lưng trẻ đến khi nghe thấy tiếng ợ phát ra.

4. Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường, vặn mình và đỏ mặt ở trẻ sơ sinh đều là bình thường và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện và kèm theo các biểu hiện bất thường dưới đây thì bạn hãy cho con đến gặp bác sĩ sớm:

  • Trẻ sơ sinh gồng người liên tục và có biểu hiện nổi mẩn, tím tái tay chân.
  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn và quấy khóc nhiều.
  • Trẻ sốt cao và kèm triệu chứng khó thở, mệt mỏi.
  • Trẻ vặn mình đỏ mặt do da bị nhiễm trùng và lở loét.

Sau khi đã tham khảo những thông tin trên, chúng tôi tin rằng hiện tượng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt không còn là nỗi ám ảnh với bố mẹ nữa.

Cuối cùng, đừng quên áp dụng những cách chăm sóc bé hiệu quả mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết nhé.

Leave a Reply