Mục lục
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa thường bị lầm tưởng là một vấn đề của sức khỏe. Tuy nhiên, nếu biết lý do thật sự bạn có thể thở phào nhẹ nhõm.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng này ở trẻ bạn nhé!
1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa?
1.1. Nguyên nhân trẻ bị vặn mình

Trẻ sơ sinh gồng người vặn mình và mặt bị đỏ lên là do các nguyên nhân sau gây ra:
- Trẻ chưa quen với môi trường ngoài tử cung của mẹ. Môi trường sống ở bên ngoài quá rộng, hơn nữa nhiệt độ và ánh sáng lại khác xa với bụng mẹ. Vì thế, những ngày đầu mới chào đời trẻ sẽ thấy khó chịu và bị rướn người nhiều.
- Các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển đầy đủ nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Đó là lý do trẻ phải vận động tay chân để thấy thoải mái hơn.
- Đệm quá cứng, tư thế ngủ không hợp lý, đói bụng hay tã quá ướt cũng là những tác nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và khó chịu.
1.2. Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ
Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do hệ tiêu hóa của trẻ những năm tháng đầu đời chưa hoàn thiện kết hợp với việc bố mẹ chưa biết chăm sóc con đúng cách:
- Dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn nằm ngang và nhỏ nên không chứa được lượng sữa lớn.
- Van dạ dày lỏng lẻo và chưa thể co bóp nhịp nhàng. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ là sữa ở trong dạ dày tự trào ra.
- Hiện tượng nôn trớ còn xảy ra do cách chăm sóc trẻ của bố mẹ chưa đúng: Tư thế bú sai, không cho trẻ ợ hơi, để trẻ bú quá nhanh hoặc đặt trẻ nằm ngay sau khi mới bú.
2. Trẻ sơ sinh hay rướn mình và bị nôn trớ nguy hiểm không?
2.1. Hiện tượng vặn mình
Theo các chuyên gia, vặn mình ở trẻ sơ sinh là một biểu hiện sinh lý hết sức bình thường. Hiện tượng này không nguy hiểm và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trẻ sơ sinh thường chỉ bị vặn mình từ vài tuần đến hết 2 tháng đầu đời. Hiện tượng này sẽ tự khỏi khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi.
2.2. Hiện tượng nôn trớ

Cũng giống như vặn mình, triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do hệ sinh lý chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, đây là những biểu hiện rất bình thường. Hầu hết các bé mới chào đời đều trải qua hiện tượng này.
Mặc dù bị nôn trớ, nhưng trẻ vẫn có thể ăn ngoan, ngủ ngoan và lớn đều. Trong nhiều trường hợp, nôn trớ còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Triệu chứng nôn trớ xuất phát từ lý do cơ thể chưa hoàn thiện nên khi trẻ đạt 6 tháng thì tình trạng này sẽ giảm dần. Đến lúc con được 1 tuổi thì tình trạng này tự biến mất mà không cần dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.
3. Biện pháp cải thiện chứng vặn mình và nôn trớ ở trẻ
3.1. Đối với hiện tượng vặn mình
Chọn tã phù hợp: Mẹ nên mua loại tã phù hợp với làn da của trẻ và có khả năng thấm hút tốt. Đồng thời, mẹ nhớ thay tã cho trẻ thường xuyên, không để tã quá ẩm ướt để cơ thể con không bị khó chịu.
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái: Mẹ cần cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi với chất liệu mềm mịn để con không bị ngứa ngáy.
Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ: Giữ thói quen vệ sinh giường ngủ và giặt giũ sạch sẽ chăn nệm cũng là cách rất hiệu quả để giảm tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh
Duy trì thói quen cho trẻ tắm nắng hoặc bổ sung Vitamin D: Tắm nắng thường xuyên giúp bổ sung đầy đủ lượng vitamin D và canxi cần thiết cho làn da của trẻ. Trong trường hợp thiếu nắng, mẹ có thể bổ sung Vitamin D dạng uống cho con.
Massage cho trẻ: Khi thấy trẻ hay vặn mình, mẹ nên massage nhẹ nhàng để con cảm thấy dễ chịu và thư thái hơn.
Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái: Mẹ nên cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, yên tĩnh, không ồn ào để tránh gây kích động, khó chịu cho con.
Tạo cho trẻ cảm giác an toàn: Khi thấy trẻ hay bị vặn mình, mẹ có thể tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách ôm con vào lòng rồi âu yếm nhẹ nhàng.
3.2. Đối với hiện tượng nôn trớ
Cho trẻ ăn đúng tư thế: Việc cho trẻ ăn đúng tư thế là việc làm cần thiết để ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ. Tư thế đúng và dễ thực hiện nhất khi cho trẻ ăn đó là bế trẻ.
Không để con nằm ngay sau khi ăn: Sau khi trẻ ăn xong mẹ nên bế bé từ 25-30 phút để thức ăn kịp tiêu hóa hết rồi mới để trẻ nằm.
Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ: Mẹ không nên để trẻ ăn quá nhiều một lúc. Tốt nhất nên chia khẩu phần ăn của trẻ ra thành nhiều bữa để dạ dày của con không bị quá tải.
Kiểm soát tốc độ bú: Mẹ cần cho con bú chậm dãi và từ từ để tránh tình trạng nuốt phải hơi thừa gây chướng hơi, đầy bụng.
Cho trẻ ngủ đứng tư thế: Theo các chuyên gia, khi cho bé ngủ mẹ nên đặt bé nằm ngửa. Vì tư thế nằm nghiêng sẽ khiến cho tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh dễ xảy ra hơn.

4. Khi nào trẻ phải đến gặp bác sĩ
Thông thường thì hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và nôn trớ sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó lại là biểu hiện của bệnh lý.
Khi thấy cơ thể trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây, bố mẹ hãy đưa con đi khám sớm để được can thiệp kịp thời:
- Trẻ sơ sinh nôn trớ khi vặn mình và kèm theo các biểu hiện khác lạ khác như: Sốt cao, co giật, khó thở.
- Bé vặn mình, nôn trớ sữa nhiều và bắt đầu có triệu chứng mất nước.
- Trẻ nôn trớ ra dịch có màu lạ như: Xanh hoặc nâu.
- Trẻ khó thở, nổi mẩn khắp người và chân tay.
- Trẻ lười ăn, không tăng cân hoặc giảm cân.
- Trẻ bị đau hoặc sưng ở vùng bụng.
Khi mới sinh ra, cơ thể chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Đây là vấn đề rất bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng nữa nhé!