Mục lục
Trẻ sơ sinh hay rặn è è là một hiện tượng rất quen thuộc. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng đủ kiến thức để nhìn nhận đúng vấn đề mà trẻ đang gặp phải.
Nếu như bạn cũng đang ở trong hoàn cảnh này thì nhất định phải theo dõi hết bài viết này nhé.
1. Lý do khiến trẻ sơ sinh hay rặn è è
1.1. Do sinh lý chưa hoàn thiện
Sinh lý chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh có hiện tượng rặn è è.
Cơ thể trẻ chưa thích nghi với môi trường bên ngoài:
- Khi nằm trong bụng mẹ, trẻ không không phải chịu tác động nào từ môi trường xung quanh.
- Sau khi chào đời, cơ thể của con gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường sống khác lạ ngoài bụng mẹ. Vì vậy, trẻ cảm thấy khó chịu và phản ứng bằng cách rặn mình, rướn người.
Hoạt động của vỏ não chiếm ưu thế:
Ở trẻ sơ sinh, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa được vỏ não. Do vậy, hoạt động dưới vỏ não thường chiếm ưu thế hơn và nó trở thành lý do làm trẻ vặn mình và cử động chân tay nhiều.

1.2. Nguyên nhân khác
Trẻ sơ sinh vặn mình và rặn è è còn có thể là do gặp phải các vấn đề như: Thiếu vitamin D hoặc canxi, trào ngược dạ dày thực quản, làn da bị tổn thương do côn trùng cắn,….
2. Trẻ sơ sinh hay rướn mình và rặn è è có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh thường xuyên rặn mình è è là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Nó chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể con đang phát triển và lớn mạnh mỗi ngày.
Thông thường, bé chỉ hay vặn mình è è ở giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi. Hiện tượng này sẽ tự giảm dần và biến mất hẳn khi cơ thể con cứng cáp hơn.
Nếu là vặn mình do sinh lý thì sẽ không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm để tự tìm cách giúp con khắc phục tại nhà.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ rặn mình è è
3.1. Luôn để trẻ mặc quần áo, tã bỉm sạch sẽ
Tã bỉm quá đầy là lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị rặn è è khi ngủ. Vì vậy, bạn phải thường xuyên kiểm tra tã bỉm của con.
Ngoài ra, bạn nên để trẻ mặc những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát để con không bị ngứa ngáy hay khó chịu.
3.2. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên
Trẻ rặn mình có thể là do đang thiếu vitamin D. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng.
Thời gian tốt nhất để cho bé tắm nắng là từ 6h sáng đến 8 giờ sáng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên để trẻ tắm nắng khoảng 10 phút.

3.3. Cho trẻ bú đủ sữa
Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn để được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Nếu trẻ bắt buộc phải bú sữa ngoài, bạn nên chọn sữa phù hợp với cơ địa của trẻ để con không bị phản ứng.
Ngoài ra, trong quá trình cho trẻ ăn, bạn nên chia nhỏ cữ bú. Mỗi lần ăn chỉ nên để trẻ bú một lượng sữa vừa phải.
3.4. Kiểm tra nhiệt độ trong phòng
Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay rặn mình è è. Vậy nên, bạn phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ở mức độ vừa phải để con không bị khó chịu.
4. Dấu hiệu trẻ cần được đi khám
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è phần lớn là không nguy hiểm. Nó chỉ trở thành vấn đề đáng lo ngại nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
- Trẻ sơ sinh rặn mình è è về đêm nhiều khiến con mất ngủ và quấy khóc nhiều.
- Trẻ rặn mình è è kèm theo các triệu chứng bất thường như: Sốt cao, cơ thể lờ đờ và mệt mỏi.
- Trẻ lười bú, kém ăn và có dấu hiệu chững cân.
- Trẻ rặn è è do nổi mẩn, ngứa ngáy khắp da.
- Trẻ ngoài 6 tháng tuổi vẫn có biểu hiện rặn mình è è.
Lời khuyên: Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên thì tốt nhất bạn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và biện pháp can thiệp kịp thời.
Là một hiện tượng sinh lý bình thường, vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh hay rặn è è bạn đừng quá lo lắng nhé. Hãy giữ thói quen chăm sóc trẻ đúng thì vấn đề này không còn đáng lo nữa đâu.