Mục lục
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ thường xảy ra trong 3 tháng đầu đời. Vấn đề này tuy không nguy hiểm nhưng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Vậy bố mẹ đã biết cách giúp bé khắc phục lại vấn đề này hay chưa?
1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ?
1.1. Do sinh lý
Chưa thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ: Sau khi rời khỏi bụng mẹ, trẻ sơ sinh chưa thể thích nghi với điều kiện sống bên ngoài ngay. Bất kỳ yếu tố lạ nào tác động cũng có thể khiến trẻ bị vặn mình khi ngủ.
Cơ thể chưa hoàn thiện: Cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ khiến cho các tế bào thần kinh chưa biệt hóa được vỏ não. Lúc này, hoạt động của vỏ não sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn và trở thành lý do vì sao con hay ọ ẹ trong lúc ngủ.
1.2. Yếu tố bên ngoài tác động

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Các yếu tố bên ngoài tác động như: Tã ướt, nhiệt độ và ánh sáng trong phòng ngủ không thích hợp, đói bụng,… đều là lý do khiến trẻ sơ sinh hay ọ ẹ khi ngủ.
1.3. Do bệnh lý
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ngủ có biểu hiện vặn mình ọ ẹ là do một số bệnh lý sau: Hạ canxi máu, vàng da, trào ngược dạ dày,…
2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ
2.1. Ôm nhẹ nhàng trẻ vào lòng
Ngay khi thấy trẻ bị vặn mình và ọ è, bố mẹ hãy nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng rồi vỗ về con. Khi bố mẹ làm vậy, con sẽ có cảm giác yên tâm và an toàn hơn để ngủ tiếp.
2.2. Kiểm tra nhiệt độ trong phòng ngủ
Trẻ sơ sinh hay vặn mình trong lúc ngủ nhất là vào ban đêm có thể là do nhiệt độ trong phòng đang quá cao hoặc quá thấp. Do đó, bố mẹ hãy kiểm tra xem nhiệt độ ở phòng có phù hợp không.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tránh cho quạt thốc thẳng vào mặt trẻ hoặc để trẻ ngủ dưới luồng gió trực tiếp của điều hòa. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của con.
2.3. Kiểm tra tã, bỉm của con
Để trẻ có một giấc ngủ ngon, bố mẹ hãy đảm bảo tã bỉm của con luôn được khô ráo và sạch sẽ. Thông thường, cứ 1 – 3 tiếng bố mẹ phải kiểm tra bỉm của con một lần.
Ngoài ra, khi chọn bỉm bố mẹ nên ưu tiên những sản phẩm có khả năng thấm hút tốt để cơ thể con luôn được thoải mái và dễ chịu.
2.4. Bổ sung viatmin D
Bố mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé qua những cách sau:
Qua nguồn thức ăn:
Sữa mẹ là nguồn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé trong đó có vitamin D. Vì vậy, mẹ đang cho bé bú cần ăn đa dạng các nhóm thực phẩm như: Cá, gan, dầu cá, trứng để cơ thể trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D.
Thuốc nhỏ giọt chứa vitamin D3:
Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên bổ sung thêm vitamin D3 dạng nhỏ giọt cho bé. Vì loại vitamin D3 này tốt hơn các loại vitamin D khác. Nó có khả năng làm tăng nồng độ máu gần gấp đôi so với vitamin D2.
Tắm nắng:
Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D tự nhiên rất tốt và hiệu quả. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ thể sẽ tự sản sinh ra vitamin D.
Tuy nhiên, bố mẹ nhớ là mỗi ngày chỉ cho con tắm nắng khoảng 15 phút và thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 8h30 sáng. Ngoài ra, khi tăm nắng, bố mẹ nên che chắn cho bé cẩn thận để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào đầu.

2.5. Vệ sinh sạch sẽ chăn, chiếu và giường ngủ của trẻ
Chăn gối và giường ngủ của trẻ phải thường xuyên được giặt giũ sạch sẽ. Điều này vừa giúp con ngủ ngon hơn vừa tránh được tình trạng làn da bị ngứa ngáy và khó chịu vì bụi bẩn.
2.6. Cho trẻ bú đủ sữa
Đói bụng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị trằn trọc, khó ngủ. Vậy nên, bố mẹ hãy cho con ăn đầy đủ trước khi ngủ. Khi trẻ ăn, bố mẹ hãy cho trẻ bú với một lượng sữa vừa phải vừa để tránh tình trạng ọc ạch khó ngủ vừa là để hạn chế vấn đề nôn trớ, ọc sữa.
2.7. Tạo môi trường ngủ thoải mái
Để giấc ngủ của trẻ không bị ảnh hưởng, điều bố mẹ cần làm là hãy tạo cho con một môi trường ngủ thuận lợi. Điều này đồng nghĩa với việc phòng ngủ của con không được quá sáng, quá ồn và không khí phải trong lành, thoáng mát.
3. Lời khuyên bổ ích cho bố mẹ
3.1. Chăm sóc trẻ đúng cách
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém. Vì vậy, để sức khỏe của con ít gặp phải các vấn đề không mong muốn thì trong quá trình chăm sóc trẻ bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Để trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
- Không để trẻ ăn quá nhiều một lúc bằng cách chia nhỏ cữ bú.
- Cho trẻ bú đúng tư thế và giúp trẻ ợ hơi ngay sau khi ăn.

3.2. Không vội vã dùng mẹo chữa vặn mình ọ ẹ cho trẻ
Trong dân gian, có rất nhiều mẹo dân gian được truyền tai là có khả năng chữa vặn mình, khó ngủ cho trẻ.
Thế nhưng, không phải mẹo nào cũng có thể áp dụng được cho trẻ sơ sinh nên bố mẹ phải tìm hiểu thật kỹ để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
3.3. Đưa trẻ đi khám khi cần thiết
Mặc dù, hiện tượng vặn mình ọ ẹ ở bé sơ sinh không phải là điều đáng lo ngại nhưng nếu vấn đề này kèm theo các dấu hiệu như: Trẻ lười bú, sốt, nổi mẩn, tím tái chân tay,… thì bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám sớm.
Vặn mình là một biểu hiện rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để cho giấc ngủ của con không bị ảnh hưởng, bố mẹ hãy áp dụng ngay những cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ bên trên nhé.