Mục lục
Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm khiến cơ thể thường xuyên bị khò khè và khó chịu. Hiện tượng này có phải là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp không hay còn do nguyên nhân nào khác?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng ọc sữa có đờm cùng những biện pháp khắc phục an toàn và hiệu quả cho các bé yêu. Bố mẹ cùng theo dõi thé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm

Ọc sữa có đờm không phải là hiện tượng lạ. Theo một thống kê, có đến 80% trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng này.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ọc sữa có đờm ở trẻ sơ sinh: Sinh lý chưa hoàn thiện và bệnh lý.
1.1. Ọc sữa có đờm do sinh lý
Phần lớn tình trạng ọc sữa có đờm ở trẻ sơ sinh là do sinh lý. Nguyên nhân là do dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ, nằm ngang và chưa đóng chặt nên sữa dễ bị ọc ra ngoài.
Đờm mà trẻ ọc ra cùng với sữa là do 3 tháng đầu, trẻ chủ yếu hô hấp bằng đường mũi. Lúc này đường mũi lại nhỏ nên việc loại bỏ bụi bẩn gặp khó khăn.
Tình trạng ọc sữa có đờm cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu bố mẹ mắc phải những điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ:
- Để trẻ bú quá no hoặc bú sai tư thế khi ăn.
- Đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn.
- Không giúp trẻ ợ hơi thừa ra khỏi cơ thể.
1.2. Ọc sữa có đờm do bệnh lý
Bệnh lý về đường hô hấp: Các bệnh lý do thay đổi thời tiết như ho, hắt hơi,… cũng là những nguyên nhân có thể khiến trẻ ọc sữa có đờm.
Trào ngược dạ dày: Bệnh lý này khiến axit ở dạ dày trào ngược lên gây kích ứng niêm mạc cổ họng và làm xuất hiện dịch nhầy rồi tạo thành đờm.
2. Cách khắc phục tình trạng ọc sữa có đờm ở trẻ sơ sinh

Tình trạng bé ọc sữa có đờm ở mức độ nhẹ (con bú sữa bình thường, vẫn vui chơi khỏe mạnh và ngủ tốt) thì bố mẹ có thể tự giúp con khắc phục tại nhà.
Dưới đây là những cách có thể cải thiện hiện tượng ọc sữa có đờm cho bé, bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé.
- Cho trẻ ăn đúng tư thế: Đây là điều cực kỳ quan trọng bố mẹ cần phải ghi nhớ trong quá trình chăm sóc trẻ. Theo các chuyên gia, để trẻ ăn đúng tư thế là giải pháp có thể giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến nôn trớ, ọc sữa ở trẻ.
- Vỗ lưng cho bé: Vỗ lưng thường xuyên là phương pháp hiệu quả nhằm giúp phổi của bé lưu thông tuần hoàn máu dễ dàng hơn. Nhờ đó, chất nhầy cũng được tống khứ ra ngoài một cách thuận lợi.
- Vệ sinh mũi: Cùng với miệng và đường ruột thì mũi là con đường giúp bé đẩy đờm ra ngoài. Vì thế, bố mẹ nên vệ sinh mũi của trẻ thường xuyên bằng cách nhỏ nước mũi.
- Không cho trẻ ăn quá no: Để hạn chế tình trạng ọc sữa, bố mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn của bé. Đồng thời, không cho bé nằm khi bú để tránh việc sữa bị trớ ra ngoài.
- Không đặt trẻ nằm ngay khi vừa mới ăn xong: Việc để trẻ nằm khi mới ăn xong là nguyên nhân trực tiếp khiến con bị ọc sữa. Vì vậy, hãy bế con trên tay khoảng 30 phút để sữa tiêu hóa hết rồi mới cho con nằm.
3. Những điều bố mẹ cần phải biết
3.1. Cho trẻ đi khám khi có dấu hiệu lạ

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị ọc sữa có đờm là do chứng trào ngược dạ dày hoặc bệnh về đường hô hấp gây nên. Nếu không được chữa trị kịp thời, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Khi thấy bé có một số biểu hiện sau đây, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy cho bé sớm đi khám nhé:
- Trẻ ọc sữa có đờm kèm theo các triệu chứng như: Sốt cao, đau họng, khó thở,…
- Trẻ lười ăn bú, chậm lớn hoặc sụt cân.
- Trẻ ọc sữa có đờm kèm theo chất dịch có màu vàng.
- Tình trạng ọc sữa có đờm kéo dài khiến cơ thể trẻ bị mệt mỏi, uể oải.
3.2. Chỉ áp dụng mẹo dân gian khi hiểu kỹ về chúng
Không thể phủ nhận những hiệu quả mà một số mẹo dân gian đem lại trong việc cải thiện tình trạng ọc sữa có đờm ở trẻ. Tuy nhiên, tất cả các mẹo dân gian này chỉ là kinh nghiệm truyền lại và chưa được khoa học kiểm chứng.
Trước khi có ý định áp dụng cho bé yêu nhà mình, bố mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ xem mẹo dân gian đó có an toàn không, có phù hợp với độ tuổi của bé nhà mình không để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.
3.3. Không tự trị ọc sữa có đờm cho trẻ bằng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ khiến trẻ gặp phải một số vấn đề như: Loạn khuẩn đường ruột, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương gan, thận,…
Do vậy, bố mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng ọc sữa có đờm ở bé. Việc dùng thuốc cần phải tuyệt đối theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sức đề kháng kém là lý do chủ yếu khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm. Hy vọng, những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.