Mục lục
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài có bọt luôn là nỗi sợ hãi đối với nhiều bố mẹ. Vậy hiện tượng này xuất phát từ đâu, nó có nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhỏ không?
Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu đúng về vấn đề của con cũng như những dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ cần phải được gặp bác sĩ sớm.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt
1.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có các biểu hiện như: Sôi bụng, đi ngoài, đầy hơi, chướng bụng,…
Nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa là do cơ thể chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm. Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xảy ra nhiều hơn nếu trước khi cho con bú, bố mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu ti hoặc núm bình sữa.
Ngoài ra, đường ruột và đường tiết niệu non yếu cũng khiến cho quá trình tiêu hóa và dung nạp sữa ở trẻ sơ sinh kém hơn. Vì vậy, nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa ở các bé là rất lớn.
1.2. Dị ứng với sữa công thức
Rất nhiều trẻ nhỏ bị dị ứng với protein có trong sữa bò. Khi dị ứng với thành phần này, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ bị rối loạn và gặp phải triệu chứng sôi bụng, đi ngoài có bọt.
1.3. Chế độ ăn của mẹ không tốt
Chế độ ăn của mẹ cực kỳ quan trọng với trẻ nhỏ. Nếu mẹ ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng như: Bắp cải, đậu nành,…thì rất có thể hệ tiêu hóa của con sẽ bị rối loạn.
1.4. Nhiễm khuẩn đường ruột
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời rất non yếu. Đây là lý do khiến đường ruột của trẻ dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra các triệu chứng thường gặp như: Đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng, đi ngoài có bọt,…
1.5. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong cơ thể trẻ
Hiện tượng rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể xảy ra nếu cơ thể con bị nóng trong người hoặc phần bụng bị lạnh do thời tiết thay đổi.
2. Trẻ bị sôi bụng và đi ngoài có bọt nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh được xem là bình thường nếu đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Số lần đi ngoài của trẻ không quá 2 lần một ngày.
- Trẻ khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.
- Cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển bình thường.
Phần lớn hiện tượng đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện sau thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ.
- Trẻ có dấu hiệu bị mất nước.
- Trẻ quấy khóc và có dấu hiệu mất sức.
- Cân nặng của con không tăng thậm chí còn giảm.
- Trẻ bị đau bụng và nôn ói nhiều.

3. Cần làm gì khi trẻ bị sôi bụng và đi ngoài?
Sôi bụng và đi ngoài là hiện tượng bình thường ở trẻ bú mẹ hoàn toàn. Trường hợp trẻ uống sữa ngoài gặp phải vấn đề này có thể là do dị ứng với sữa công thức.
Mặc dù hiện tượng này không đáng lo ngại nhưng bố mẹ vẫn cần có những lưu ý sau trong quá trình chăm sóc để sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng.
Không để trẻ mất nước:
Việc quan trọng nhất mà bố mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị đi ngoài là tuyệt đối không để con mất nước. Hãy tiếp tục cho con uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho con uống nước điện giải để bù nước.
Thay tã thường xuyên:
Bố mẹ nên thay tã, bỉm thường xuyên để con luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Vệ sinh chăn gối:
Chăn, gối và các vật dụng cá nhân của trẻ phải được giặt giũ thường xuyên. Để tránh tình trạng vi khuẩn bị lây lan, bố mẹ nên giặt và vệ sinh tất cả các đồ dùng của con riêng.
Massage bụng cho trẻ:
Khi trẻ bị sôi bụng và đi ngoài có bọt, bố mẹ hãy nhẹ nhàng massage vùng bụng của con theo chiều kim đồng hồ. Điều này có thể nhanh chóng xoa dịu cơn khó chịu ở bụng của con.
Thời điểm tốt nhất để giúp trẻ massage là buổi tối trước khi đi ngủ hoặc ngay khi con vừa mới thức dậy. Bố mẹ không nên massage lúc trẻ vừa mới ăn xong vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày của con.

4. Biện pháp làm giảm chứng sôi bụng đi ngoài có bọt cho trẻ
4.1. Thay đổi sữa công thức cho trẻ
Với những trẻ bị đi ngoài có bọt do dị ứng sữa công thức, bố mẹ nên chọn sữa có đạm thuỷ phân để con dễ tiêu hoá hơn.
Ngoài ra, các loại sữa không có đường Lactose, giàu chất xơ cũng cải thiện hiệu quả tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
4.2. Sử dụng bài thuốc dân gian
Bố mẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian từ lá trầu không, tỏi, lá tía tô, vỏ quýt khô,… để chữa trứng đi ngoài có bọt cho trẻ.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng các mẹo dân gian này, bố mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ cách sử dụng cũng như những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện.
4.3. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Mẹ tránh những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ mát hay đồ ngọt.
Khi cho trẻ bú, nên bỏ dòng sữa đầu vì chúng khá lỏng, ít chất dinh dưỡng và là nguyên nhân khiến trẻ dễ đi ngoài.
4.4. Tiệt trùng sạch sẽ bình sữa cho trẻ
Vệ sinh sạch sẽ bình sữa là cách làm hiệu quả để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào cơ thể bé. Bố mẹ nên rửa sạch bình sữa của trẻ ngay sau mỗi lần bú để tránh việc vi khuẩn tích tụ và làm ổ.
Cách tiệt trùng bình sữa rất đơn giản: Bố mẹ dùng bàn chải cọ rửa kỹ các bộ phận trong bình sữa bằng nước ấm pha xà phòng rồi để khô trong không khí là được.
Chắc hẳn với những thông tin trên bố mẹ đã hiểu hơn về vấn đề trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài có bọt.
Nếu thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào bất thường thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám nhé.