5 Cách xử lý “êm ái” cho trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú tưởng chừng là một điều gì đó rất kinh khủng nhưng thực chất nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cùng những biện pháp chăm sóc hiệu quả cho bé yêu, bố mẹ hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé.

1. Giải thích nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

1.1. Do sự thay đổi của thời tiết

Thời tiết thay đổi có thể khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú
Thời tiết thay đổi có thể khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh dễ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp.

Thở khò khè sau khi bú chính là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi hệ hô hấp của trẻ không bình thường.

1.2.  Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa,…) trào ngược lên thực quản.

Ngoài các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua,… thở khò khè cũng được xem là một trong những dấu hiệu thường thấy nếu trẻ gặp phải vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu bố mẹ phạm phải những sai lầm như: Để trẻ bú sai tư thế, ăn quá nhiều một lúc,… trong quá trình chăm con.

1.3. Viêm đường hô hấp

Khi gặp phải các vấn đề về đường hô hấp như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng,…đường thở của trẻ sơ sinh trở nên nhạy cảm và rất dễ bị kích thích.

1.4. Do cấu tạo mũi của trẻ

Mềm sụn thanh quản có thể làm cho đường thở của trẻ bị chèn ép. Khi gặp phải vấn đề này, hô hấp của trẻ sẽ gặp khó khăn và biểu hiện rõ qua tiếng thở khò khè.

1.5. Do còn dịch nhầy trong mũi

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị khò khè sau khi bú là do dịch nhầy còn sót lại ở đường thở. Hiện tượng này sẽ tự khỏi sau khi trẻ được khoảng 8 tuần tuổi.

2. Trẻ thở khò khè khi bú có nguy hiểm không?

Thông thường, với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, thở khò khè khi bú là hiện tượng bình thường và không nguy hiểm. Bố mẹ chỉ cần giúp con vệ sinh bằng nước muối sinh lý hàng ngày là tự khỏi.

Rất ít khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè trong lúc bú là do bệnh lý. Tuy nhiên, nếu là do bệnh lý gây nên thì nó lại là điều cực kỳ nguy hiểm. Nếu thấy bé có các biểu hiện như: Sốt cao, khó thở, chậm lớn,… tốt nhất bố mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Nên đưa trẻ đi khám nếu chứng khò khè kèm biểu hiện bất thường
Nên đưa trẻ đi khám nếu chứng khò khè kèm biểu hiện bất thường

3. Hướng dẫn cách chăm sóc bé sơ sinh thở khò khè khi bú

3.1. Thay đổi tư thế bú

Cho trẻ ăn đúng tư thế giúp cho lượng sữa nạp vào không bị ứ đọng ở cổ họng. Nhờ đó, tình trạng thở khò khè sau khi bú được cải thiện một cách đáng kể.

Tư thế để trẻ ăn đúng nhất đó là luôn giữ đầu con cao hơn so với bụng. Ngoài ra, sau khi trẻ ăn xong bố mẹ cần chú ý giúp con vỗ lưng ợ hơi để con luôn thấy thoải mái.

3.2. Chia nhỏ cữ bú

Khi trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp, bố mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để con dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.

Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên để trẻ bú từ 8-10 lần một ngày và khoảng cách tốt nhất giữa các cữ bú là 1,5 tiếng.

3.3. Vệ sinh mũi và miệng trẻ sau khi ăn

Vệ sinh mũi và miệng giúp bé bớt khò khè sau khi ăn
Vệ sinh mũi và miệng giúp bé bớt khò khè sau khi ăn

Vệ sinh mũi và miệng đều đặn có tác dụng hạn chế tình trạng thở khò khè sau khi bú ở trẻ sơ sinh.

Để vệ sinh mũi cho trẻ, bố mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Để trẻ nằm sao cho đầu con cao hơn phần thân.
  • Bước 2: Nhỏ khoảng 2 hoặc 3 giọt nước muối vào mũi trẻ rồi đợi 30-60 giây.
  • Bước 3: Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi.
  • Bước 4: Thấm sạch nước xung quanh lỗ mũi của trẻ bằng khăn mềm.

Trên đây là những bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú không cần dùng đến thuốc. Bố mẹ hãy vận dụng những kiến thức này ngay để cải thiện vấn đề của bé nhé.

Leave a Reply