Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa và những điều cần biết

Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là hiện tượng khá quen thuộc với những gia đình có con nhỏ. Vậy tình trạng này ở trẻ có bất thường và nguy hiểm không?

Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm ra câu trả lời và bỏ túi ngay những biện pháp khắc phục vấn đề trên của trẻ nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa

1.1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ ra cặn sữa là do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện.

  • Dạ dày trẻ nằm ngang và nhỏ: Trẻ nhỏ mới sinh ra có dạ dày nằm ngang. Vì thế, khi trẻ bú nằm hoặc bú bú không đúng tư thế thì sữa trong bụng sẽ dễ bị trào ra.
  • Van dạ dày chưa đóng chặt: Trẻ bú sữa nhanh rất dễ gặp phải tình trạng nuốt hơi thừa dẫn đến bị đầy bụng. Van dạ dày lại chưa thể đóng chặt là lý do vì sao trẻ hay nôn trớ sau ăn.

1.2. Nguyên nhân khiến sữa trẻ trớ ra có cặn

Sinh lý chưa hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh trớ ra sữa có cặn
Sinh lý chưa hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh trớ ra sữa có cặn

Trẻ trớ ra sữa có cặn nếu không kèm theo dấu hiệu bất thường thì được hiểu là hiện tượng sinh lý do cơ thể chưa hoàn thiện gây nên.

Nguyên nhân khiến sữa trẻ trớ ra có cặn là do sữa sau khi vào trong dạ dày gặp axit tác động và lâu ngày chuyển hóa thành cặn.

Tình trạng sữa bị trớ ra có cặn sẽ gặp nhiều hơn ở trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này là vì thành phần có trong sữa công thức khi vào trong dạ dày trẻ sẽ khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

2. Trẻ trớ ra cặn sữa có nguy hiểm không?

Trẻ trớ ra sữa có cặn nhưng vẫn lớn đều thì không cần lo lắng
Trẻ trớ ra sữa có cặn nhưng vẫn lớn đều thì không cần lo lắng

Phần lớn trẻ sơ sinh ọc ra cặn sữa là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không nguy hiểm.

Tuy nhiên, trẻ thường xuyên trớ sữa khiến cho việc nạp dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Vì thế, để khắc phục tình trạng này mẹ hãy làm theo các hướng dẫn sau đây nhé:

  • Cho bé bú đúng tư thế: Tư thế dễ nhất là mẹ bế bé trên tay rồi cho bé ăn. Mẹ nhớ là cho bé ngậm đúng khớp ti để hạn chế việc nuốt phải hơi thừa gây đầy hơi, chướng bụng nhé.
  • Không để bé nằm khi bú: Để trẻ bú nằm sẽ làm gia tăng tình trạng trớ sữa. Vì thế, mẹ không nên cho trẻ ăn khi nằm.
  • Kiểm soát tốc độ bú: Bú nhanh khiến trẻ dễ nuốt phải hơi và gây ra hiện tượng trớ. Mẹ hãy để bé bú từ từ và chậm dãi.
  • Không để bé bú quá no: Mỗi cữ bú, mẹ chỉ nên cho con ăn một lượng vừa phải. Đồng thời, chia nhỏ thời gian bú của con.
  • Nới lỏng quần áo của bé: Khi bé ăn no, quần áo chật sẽ chèn ép lên dạ dày rồi gây khó chịu và làm trẻ nôn trớ. Do đó, mẹ đừng quên nới lỏng quần áo sau khi cho con ăn nhé.

3. Cách xử lý tình trạng trớ ra sữa có cặn ở trẻ

Khi thấy trẻ ợ ra cặn sữa, mẹ hãy xử lý theo 4 bước cụ thể sau:

  • Bước 1: Bế trẻ ở tư thế giữ cao đầu. Nếu trẻ bị trớ khi nằm mẹ hãy để trẻ nằm nghiêng người sang một bên.
  • Bước 2: Dùng tay vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát lên lưng bé để giúp bé ợ hết chất nôn ra ngoài.
  • Bước 3: Dùng khăn sạch lau sạch chất nôn ở miệng trẻ.
  • Bước 4: Khoảng 30 phút sau cho bé uống nước ấm để làm sạch họng và làm ấm cơ thể.

4. Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Bé cần được đến viện khi nôn trớ có cặn kèm dấu hiệu mệt mỏi
Bé cần được đến viện khi nôn trớ có cặn kèm dấu hiệu mệt mỏi

Phần lớn trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn là do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp xảy ra do một số bệnh lý gây nên như: Rối loạn hệ tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột,…

Khi thấy bé trớ ra sữa có cặn kèm theo các biểu hiện sau đây thì việc mẹ cần làm là sớm đưa con đến gặp bác sĩ:

  • Trẻ ở trạng thái lơ mơ, mệt mỏi, co giật.
  • Trong cặn sữa có chất nhầy màu vàng hoặc xanh.
  • Trẻ bị chậm lớn hoặc sụt cân.
  • Trẻ được 1 tuổi nhưng hiện tượng trớ sữa có cặn vẫn không giảm.

Bé trớ nhiều cặn sữa chỉ xảy ra nhiều ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Nếu không kèm theo biểu hiện bất thường nào khác thì hiện tượng trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa không phải là điều đáng lo ngại.

Leave a Reply