Mục lục
Trẻ sơ sinh vặn mình thường kèm theo biểu hiện ọ ẹ, rướn người. Nhiều người lầm tưởng trẻ cứ vặn mình là do thiếu canxi nhưng thực tế thì không phải.
Để hiểu đúng về hiện tượng này cùng những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăm sóc bé, bố mẹ cùng tham khảo bài viết này nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình
1.1. Do sinh lý chưa hoàn thiện
Sinh lý non nớt và chưa hoàn thiện được xem là nguyên nhân chính làm trẻ sơ sinh hay bị vặn mình khó ngủ.
- Ở trẻ sơ sinh, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa được vỏ não. Điều này làm cho bé thường vặn mình và cử động chân tay nhiều.
- Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy, trẻ thường có xu hướng vặn mình ọ ẹ để cơ thể dễ chịu hơn.

1.2. Do bệnh lý
Trẻ sơ sinh hay bị rướn người và vặn mình gầm gừ đôi khi là do cơ thể đang thiếu một chất gì đó như là vitamin D hoặc Canxi.
Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến dạ dày, viêm da cơ địa cũng có thể là lý do khiến cho trẻ gặp phải vấn đề này.
1.3. Yếu tố khác tác động
Bé ngủ thường có biểu hiện vặn mình và rướn người nhiều còn do một số yếu tố dưới đây tác động:
- Trẻ đang cố rặn để đi vệ sinh.
- Tã bỉm của trẻ ướt.
- Nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng trong phòng ngủ không phù hợp.
- Quần áo của trẻ chật chội, thô ráp.
- Trẻ bị côn trùng cắn.
2. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh hay bị vặn mình
2.1. Xoa dịu cho trẻ

Trẻ bị vặn mình và quấy khóc có thể là vì tinh thần đang bất an hoặc sợ hãi. Do vậy, khi thấy trẻ gặp phải tình trạng này, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là giúp con trấn an tinh thần bằng cách vỗ về hoặc xoa dịu.
2.2. Tạo môi trường ngủ thoải mái
Trẻ sơ sinh vặn mình và rặn người nhiều trong khi ngủ là do môi trường ngủ không được thoải mái.
Muốn giấc ngủ của con được ngon và sâu giấc, bố mẹ hãy đảm bảo phòng ngủ đạt các tiêu chí: Yên tĩnh, sạch sẽ, không quá sáng cùng với nhiệt độ thích hợp.
2.3. Massage chân cho trẻ
Massage chân là phương pháp được các chuyên gia đánh giá là hiệu quả để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và không bị vặn mình nhiều.
Các bước massage cho trẻ như sau:
- Bước 1: Bạn đặt một bàn tay của mình dưới bàn chân của con.
- Bước 2: Đặt ngón tay cái của bàn tay bên kia tại gan bàn chân của bé. 4 ngón còn lại thì đặt trên mu bàn chân.
- Bước 3: Dùng tay xoa và bấm gan bàn chân trẻ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ hoặc theo hình xoắn ốc trong khoảng từ 5-7 phút.
2.4. Thường xuyên kiểm tra tã và bỉm của trẻ
Trẻ sơ sinh có biểu hiện uốn éo và vặn mình nhiều có thể là do con đang cảm thấy khó chịu, bí bách vì tã bỉm ướt. Vì vậy, bố mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra tã bỉm để cơ thể của con luôn được thoải mái.
Khi chọn bỉm, bố mẹ cũng cần nhớ là bỉm mặc cho trẻ phải đúng kích cỡ, vừa vặn với cơ thể con.

2.5. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái
Quần áo trẻ mặc hàng ngày phải thật sự rộng rãi và thoải mái. Bố mẹ hãy chọn cho trẻ những bộ quần áo với chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để không gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con.
2.6. Bổ sung vitamin D cho trẻ
Trẻ sơ sinh vặn mình và vươn vai nhiều đôi khi là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin D.
Để bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu này, bố mẹ hãy thường xuyên cho trẻ tắm nắng. Tuy nhiên, bạn chỉ để trẻ tắm nắng vào khung thời gian trước 8h30 sáng vì lúc này không khí trong lành và cường độ ánh sáng không quá gắt.
Bố mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống. Tuy nhiên, cần cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ vì nếu dùng không đúng cách có thể khiến con bị ngộ độc.
2.7. Chăm sóc trẻ đúng cách
Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh xảy ra rất có thể là do cách chăm sóc của bố mẹ chưa đúng. Muốn giúp trẻ cải thiện vấn đề này, bố mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:
- Cho trẻ ăn sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và luôn được khỏe mạnh, trong 6 tháng đầu đời bố mẹ nên để trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Cho trẻ bú đủ: Bụng quá đói hoặc quá no là điều khiến trẻ dễ bị vặn mình khi bú. Muốn trẻ không gặp phải tình trạng này, bố mẹ hãy chia nhỏ các cữ bú của trẻ.
- Để trẻ bú đúng tư thế: Bố mẹ cần cho trẻ bú theo tư thế đầu cao hơn bụng để tránh nuốt phải hơi thừa. Điều này vừa giúp trẻ sơ sinh ngăn ngừa tình trạng bú xong hay vặn mình vừa bớt ọc sữa sau khi ăn.
- Giúp trẻ ợ hơi: Trẻ ăn xong cần được ợ hơi để loại bỏ khí thừa trong dạ dày. Cách giúp trẻ ợ hơi rất đơn giản, bạn bế trẻ lên sao cho cằm con tựa vào vai mình rồi chụm bàn tay vỗ nhẹ nhàng lên lưng của con.

3.8. Kiểm tra làn da của trẻ
Làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Bố mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra xem làn da của con có bị mẩn đỏ hay dị ứng gì không để kịp thời xử lý.
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1. Trẻ mấy tháng tuổi thì hết vặn mình?
3-4 tháng tuổi là đáp án cho câu hỏi đến khi nào trẻ sơ sinh hết vặn mình và rướn người.
3.2. Có nên dùng mẹo dân gian để chữa vặn mình cho trẻ không?
Có rất nhiều mẹo dân gian được truyền tai là có khả năng giúp bé bớt vặn mình như: Đắp lá trầu không nóng, dùng hỗn hợp lòng trắng trứng gà và chanh, xông hơi…
Tuy nhiên, cách chữa trị vặn mình và rướn người cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian chưa được khoa học xác nhận về độ an toàn và hiệu quả. Thậm chí 1 số mẹ còn gây nguy hiểm cho bé. Trước khi áp dụng, bố mẹ phải tìm hiểu thật kỹ để tránh rủi ro.
3.3. Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ?
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn 1 và 2 tháng tuổi hay bị vặn mình và rướn người thường không sao và có thể tự chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sơ sinh rướn người vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện như: Sốt cao, lười bú, tím tái chân tay,… thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.
Vặn mình là một biểu hiện sinh lý rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ đừng lo lắng mà hãy yên tâm áp dụng những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vặn mình chúng tôi đã chia sẻ nhé.