Trẻ thở khò khè vào ban đêm: Cách xử lý đơn giản đến bất ngờ

Trẻ thở khò khè vào ban đêm xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn sơ sinh. Dù vì lý do gì đi chăng nữa thì hiện tượng này cũng gây ra những phiền toái khiến cho giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.

Bố mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách xử lý đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp trẻ sớm khắc phục lại vấn đề này nhé.

1. Hiện tượng trẻ thở khò khè vào ban đêm

Trẻ thở khò khè vào ban đêm khiến cho giấc ngủ không được sâu
Trẻ thở khò khè vào ban đêm khiến cho giấc ngủ không được sâu

Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải hiện tượng thở khò khè vào ban đêm do sức đề kháng kém. Khi gặp phải vấn đề này, hơi thở của trẻ trở nên bất thường với âm sắc trầm, giống như tiếng ngáy hoặc tiếng huýt sáo.

Thở khò khè rất giống với thở nặng nhọc. Hiện tượng này xảy ra khi đường dẫn khí ở phổi của trẻ bị chặn hoặc thu hẹp lại.

Phần lớn tiếng khò khè mà trẻ phát ra thường không lớn. Vì vậy, bố mẹ phải áp sát tai vào mũi hoặc ngực của trẻ mới có thể nghe thấy âm thanh này.

2. Vì sao trẻ thở khò khè nhiều vào ban đêm?

Có rất nhiều lý do có thể khiến trẻ bị khò khè vào ban đêm. Trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

  • Dịch nhầy sót lại sau sinh: Trong rất nhiều trường hợp, trẻ bị khò khè trong lúc ngủ là do dịch nhầy vẫn còn sót lại và tích tụ ở cổ họng sau khi sinh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn.
  • Sự thay đổi của thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ ngày sang đêm khiến cho những trẻ có sức đề kháng kém không kịp thích ứng dẫn đến hiện tượng khò khè khi ngủ.
  • Viêm tiểu phế quản: Đây là bệnh lý về đường hô hấp. Khi bị viêm phế quản, trẻ thường có biểu hiện khò khè và khó thở.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày: Nếu trẻ ngủ không đúng tư thế thì hiện tượng trào ngược rất dễ xảy ra. Lượng thức ăn bị trào ngược vào phổi sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn và khò khè khi trẻ ngủ.
  • Trẻ bị phản ứng với tác nhân bên ngoài: Khi hít phải phấn hoa hoặc lông chó mèo, cơ thể của trẻ sẽ tạo ra phản ứng và gây ra tiếng khò khè. Hiện tượng này sẽ trở nên trầm hơn nếu xảy ra vào ban đêm lúc trẻ ngủ.
Trẻ hít phải lông chó mèo có thể bị khò khè vào ban đêm
Trẻ hít phải lông chó mèo có thể bị khò khè vào ban đêm

3. Cần làm gì trẻ khò khè vào ban đêm?

3.1. Vệ sinh mũi cho trẻ

Mũi là bộ phận giúp trao đổi không khí và hít thở nên cần được làm sạch thường xuyên. Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi của bé.

Để rửa mũi cho trẻ, bố mẹ hãy thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Cho trẻ nằm trên giường và nghiêng đầu sang 1 bên. Bố mẹ có thể lót thêm 1 chiếc khăn ở cổ con vì nước muối có thể chảy ra ngoài khi rửa mũi.
  • Bước 2: Đưa đầu của lọ thuốc nhỏ vào lỗ mũi trẻ rồi nhỏ 1 đến 2 giọt và chờ một vài phút để chất nhầy loãng ra.
  • Bước 3: Dùng tăm bông để thấm hút chất dịch bên trong mũi của trẻ.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm và lau nhẹ nhàng phía bên ngoài lỗ mũi của bé thật sạch sẽ.

Khi vệ sinh mũi cho bé, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Các động tác thực hiện phải đảm bảo nhẹ nhàng để tránh làm trẻ bị đau.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.
  • Không trực tiếp dùng miệng để hút đờm trong mũi của bé vì cách làm này rất mất vệ sinh. Hơn nữa, lực hút mạnh có thể gây tổn thương thành mũi của bé.

3.2. Cho trẻ ăn đúng cách

Cho trẻ ăn đúng cách là việc làm cần thiết để hạn chế tình trạng thở khò khè khi ngủ. Bố mẹ nhớ là chỉ nên cho trẻ ăn một lượng sữa vừa đủ bằng cách chia nhỏ các cữ bú.

Trong quá trình trẻ ăn, hãy chắc chắn rằng tốc độ ăn của con vừa đủ để ngăn ngừa tình trạng nuốt phải hơi thừa rồi gây ra hiện tượng khò khè khi ngủ.

Khi bế trẻ và cho bú, mẹ hãy đảm bảo thực hiện đúng theo các yêu cầu sau:

  • Đầu và người của bé cùng nằm trên một đường thẳng.
  • Mặt của bé quay vào bầu vú còn mũi bé đối diện với núm vú.
  • Dùng tay đỡ mông của bé rồi cho bé ăn.

3.3. Điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ

Khi thấy trẻ khò khè vào ban đêm, bố mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ để con dễ thở và thoải mái hơn.

Bố mẹ có thể kê cao gối của con một chút để con không bị khó thở và cũng là để hạn chế tình trạng con bị nôn trớ và ọc sữa trong lúc ngủ.

3.4. Cho trẻ uống đủ nước

Trẻ gặp phải hiện tượng khò khè khi ngủ cần phải được bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Vì điều này góp phần làm loãng dịch nhầy ở cổ họng của trẻ từ đó chứng khò khè sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Tuy nhiên, bố mẹ chỉ cần bổ sung nước cho những trẻ trên 6 tháng tuổi. Còn với những bé sơ sinh thì việc bổ sung thêm nước lọc là không cần thiết vì sữa con đang uống đã đầy đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu rồi.

3.5. Giữ ấm cho trẻ

Không để trẻ bị lạnh để tránh tình trạng khò khè vào ban đêm
Không để trẻ bị lạnh để tránh tình trạng khò khè vào ban đêm

Để trẻ không bị nghẹt mũi và thở khò khè vào ban đêm, bố mẹ cần phải luôn ủ ấm cơ thể của trẻ nhất là khi nhiệt độ không khí xuống thấp.

Các bộ phận trên cơ thể trẻ luôn cần được giữ ấm đó là: Đầu, cổ, bụng, tay, chân của trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý không để trẻ nằm ngay trước luồng gió điều hòa hoặc để quạt thốc thẳng về phía mặt con trong lúc ngủ. Vì điều này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp của trẻ nhỏ.

4. Lời khuyên hữu ích cho bố mẹ

Giữ bình tĩnh: Khi thấy trẻ bị khò khè trong lúc ngủ, bố mẹ nên giữ bình tĩnh và quan sát xem hơi thở của trẻ diễn ra nhanh hay chậm, tiếng thở phát ra có bất thường hay không để có được biện pháp xử lý đúng đắn.

Không tự ý sử dụng thuốc: Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị chứng khò khè, khó thở ở trẻ vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Cho trẻ đi khám: Nếu thấy trẻ bị khò khè và kèm theo các biểu hiện bất thường khác như: Khó thở, sốt cao, chậm lớn,… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để sớm tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời.

Trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường hô hấp là do hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ thở khò khè vào ban đêm không kèm theo dấu hiệu lạ nào thì bố mẹ hãy yên tâm xử lý theo hướng dẫn trên nhé.

Leave a Reply